TÌM NHANH
TA SỐNG LẠI SAU KHI Ở GÓA
View: 1.332
Chương trước Chương tiếp theo
Chương 23
Upload by Phú Quý
Upload by Phú Quý
Upload by Phú Quý
Upload by Phú Quý
Upload by Phú Quý
Upload by Phú Quý
Upload by Phú Quý
Upload by Phú Quý
Upload by Phú Quý
Upload by Phú Quý
Upload by Phú Quý
Upload by Phú Quý
Upload by Phú Quý
Upload by Phú Quý

Vào trung tuần tháng 7, thư thỉnh tội của Trần Đình Giám và ba bức thư nhà Hoa Dương viết được gửi tới thư phòng trong hoàng cung.

Cảnh Thuận Đế cầm ba bức thư mà nữ nhi gửi về lên đọc trước, ông nhìn thấy bên ngoài bức thư đầu tiên đề "Phụ hoàng kính yêu”, Cảnh Thuận Đế hài lòng cười cười.

Hồi tháng 5 nữ nhi cũng có viết thư về nhưng mà chỉ có 1 bức thư viết cho Hoàng hậu, một bức thư gửi cho Thái tử, chỉ có ông là không nhận được thư. Mặc dù trong thư nàng viết cho Hoàng hậu vẫn có đề cập đến ông, cũng có lo lắng quan tâm nhưng Cảnh Thuận Đế vẫn cảm thấy có chút không vui.

Con cái của ông ấy không đông đúc, tính cả con của Hoàng hậu và Quý phi sinh ra thì cũng chỉ có hai nam hai nữ.

Trong bốn đứa trẻ này, ông ấy có những kỳ vọng và gửi gắm khác nhau ở từng nhi tử, còn nữ nhi thì Cảnh Thuận Đế yêu thương nhất vẫn là nhi nữ nhỏ tuổi nhất Hoa Dương.

Bản chuyển ngữ bạn đang đọc thuộc về Luvevaland. Nếu bạn đọc ở trang khác chứng tỏ đó là trang copy không có sự đồng ý của LuvEva land fanpage. Mong bạn hãy đọc ở trang chính chủ để đọc được bản đầy đủ nhất cũng như ủng hộ nhóm dịch có động lực hoàn nhiều bộ hơn nhé.

Ở trong cả hoàng cung này, nhan sắc của Hoàng hậu đã được coi là mỹ nhân hiếm gặp rồi, vậy mà vẻ ngoài của Hoa Dương còn xuất sắc hơn Hoàng hậu vài phần. Từ khi nàng còn nhỏ đã linh hoạt đáng yêu hơn những đứa trẻ khác, là kiểu xinh đẹp mà nếu nàng dùng sức đánh người ta một bạt tai, thì người bị đánh còn quay lại lo lắng tay nàng có đau hay không chứ không quan tâm bản thân bị đánh như nào cả.

Trong mắt Cảnh Thuận Đế, nữ nhi giống như quả tiên có thể khiến con người ta quên đi ưu phiền mệt nhọc. Bất luận trước đó ông ấy đang đau đầu tức giận về việc gì đi chăng nữa thì chỉ cần nhìn thấy nữ nhi của mình là cả người sẽ thoải mái hơn rất nhiều.

Khi nữ nhi còn nhỏ rất hay bám lấy ông, nàng rất thích chạy đến chơi bên cạnh ông, cứ từng câu từng câu đều gọi phụ hoàng, nghe tiếng gọi còn hay hơn cả tiếng chim Bách Linh trong lồng nữa.

Đáng tiếc sau này có một lần ông say đến hồ đồ mà sủng hạnh một cung nữ. Sau khi mọi chuyện kết thúc, ông mới phát hiện có lẽ tất cả mọi chuyện xảy ra đã bị nữ nhi nhỏ bé của ông nhìn thấy hết rồi.

Từ đó về sau, nữ nhi rất ít khi chủ động đến gần ông, ngoài mặt thì Cảnh thuận Đế tỏ ra như không biết chuyện gì nhưng thực ra sau chuyện đó ông cũng ngại chủ động tìm nữ nhi.

Nhưng mà Hoa Dương mãi mãi vẫn là đứa con mà ông yêu thích nhất.

“Đem chuyển hai phong thư này chuyển cho Hoàng hậu và Thái tử đi.”

Cảnh Thuận Đế lại so sánh độ dày của 3 bức thư, lập tức phát hiện bức thư mà Hoa Dương viết cho ông là bức thư dày nhất, lúc này mới cười cười đưa hai phong thư còn lại cho thái giám bên cạnh.

Thái giám nhận thư rồi rời đi, Cảnh Thuận Đế mở bức thư, lấy thư bên trong ra.

Đọc một hồi, hai hàng lông mày của Cảnh Thuận Đế cau chặt lại. Ông ấy tạm thời bỏ lá thư của nữ nhi viết xuống, mở bức thư mà Trần Đình Giám gửi ra.

Bây giờ Cảnh Thuận Đế cũng hiểu rồi, hóa ra là em dâu của Trần Đình Giám lén lút tham ô hơn hai vạn ngân lượng, còn có cả cửa hàng và ruộng đất nữa.

Ngoài viết thư thỉnh tội Trần Đình Giám còn gửi thêm một chiếc rương, bên trong có chứa tất cả ngân lượng, châu báu và cả giấy tờ ruộng đất, giấy tờ cửa hàng mà Tề thị đã tham ô.

Khi Tiên đế còn tại vị, tham quan nắm quyền, hàng năm quốc khố thường lâm vào tình cảnh thu không đủ chi. Sau khi Cảnh Thuận Đế đăng cơ, ông đã mạnh tay trừng trị đám tham quan kia, trọng dụng những người biết lo cho nước cho dân, từ đó quốc khố cũng có dư dả hơn trước đấy một chút nhưng tất cả các chi tiêu trong triều đình vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Bây giờ tự nhiên có hơn hai vạn ngân lượng đưa đến cửa, mặc dù con số này so với con số mà triều đình cần còn cách rất xa nhưng mà Cảnh Thuận Đế cũng đã vui lắm rồi. Đám quan lại này có tiền nhưng không chịu giúp đỡ quốc gia mà lại âm thầm đem đi hối lộ người khác, cuối cùng thì không phải tiền này cũng về tay ông cả hay sao?

Còn về Tề thị, một nữ nhân bình thường như bà ta không đáng để ông phải bận tâm.

Cảnh Thuận Đế gọi một thái giám đến, nghe khẩu dụ của ông viết thư trả lời lại cho Trần Định Giám.

Bản chuyển ngữ bạn đang đọc thuộc về Luvevaland. Nếu bạn đọc ở trang khác chứng tỏ đó là trang copy không có sự đồng ý của LuvEva land fanpage. Mong bạn hãy đọc ở trang chính chủ để đọc được bản đầy đủ nhất cũng như ủng hộ nhóm dịch có động lực hoàn nhiều bộ hơn nhé.

Việc đầu tiên, đối với các quan lại liên quan đến việc hối lộ, xét đến việc số tiền bọn hắn hối lộ không cao nên Cảnh Thuận Đế quyết định giáng mỗi người 2 bậc quan, sau đó mỗi người phải nộp phạt số tiền gấp 10 lần số tiền đem đi hối lộ để lấy đó làm răn đe. Còn về các nhà địa chủ liên quan đến việc hối lộ thì phạt mỗi người 10 trượng và phạt thêm số tiền gấp 10 lần số tiền hối lộ nữa.

Làm như vậy thì chỉ tính số tiền nộp phạt thôi, Cảnh Thuận Đế đã có thể kiếm thêm cho quốc khố hơn 20 vạn bạc trắng rồi.

Việc thứ 2, Cảnh Thuận Đế khen ngợi Trần Định Giám đã vì đại nghĩa diệt thân, không bao che cho người nhà mà chủ động xin nhận tội, hơn nữa còn có công kiểm soát lũ lụt, đồng thời cũng an ủi Trần Đình Giám không cần cảm thấy tự trách.

Việc thứ 3, theo luật pháp của triều đình, Tề thị đã phạm phải tội tham ô nhận hối lộ và bất hiếu với mẹ chồng, đúng ra nên xử tử hình. Trần gia chỉ cần giao Tề thị và đồng bọn cho quan phủ ở thành Lăng Châu là được rồi. Còn về việc Trần Đình Thực trị gia không nghiêm, trị tội như thế nào thì đó là việc riêng của Trần gia. Trần Đình Giám làm huynh trưởng, thế nên xử phạt như nào để sau này không tái phạm nữa thì đó là do ông ấy quyết định.

“Hoàng thượng nhân hậu, Trần Các lão nhận được ý chỉ này của Hoàng thượng chắc chắn sẽ cảm kích vô cùng.”

Đại thái giám Mã công công cười nịnh nọt nói.

Cảnh Thuận đế vuốt vuốt chòm râu, Trần Đình Giám là trụ cột lớn của đất nước, tất nhiên ông sẽ không vì vài chuyện nhỏ nhặt mà làm phật lòng ông ấy.

Sau khi giải quyết xong chính sự, Cảnh Thuận Đế lại tiếp tục đọc thư nhà mà nữ nhi viết, cả một bức thư phần lớn nội dung đều đề cập đến việc hối lộ của Tề thị và việc trấn Thạch Kiều gặp lũ lụt, chỉ đến gần cuối thư thì nữ nhi mới nhắc ông quan tâm đến sức khỏe của bản thân.

Thư nhà mà viết toàn chính sự thật đúng là chẳng có xíu cảm xúc nào cả.

Cảnh Thuận đế đi về phía cung Phượng Nghi của Hoàng hậu.

Hoàng hậu đang tập trung đọc thư nữ nhi viết, ngay cả khi Cảnh Thuận Đế đến bà cũng không hề phát hiện ra.

Năm nay Cảnh Thuận Đế cũng đã gần năm mươi tuổi rồi, nhưng mà Thích Hoàng hậu mới có ba lăm tuổi, trên người bà bây giờ vừa có vẻ đẹp tươi trẻ, vừa có vẻ thành thục phong tình của một nữ nhân. Cũng vì vẻ đẹp này của bà mà Cảnh Thuận Đế mới đem bà từ một người mới vào cung, được sủng ái không bao lâu lên ngôi vị Hoàng hậu đã để trống trước đó.

"Nữ nhi viết gì cho nàng mà để nàng cười ngọt như ăn mật ong vậy.”

Cảnh Thuận Đế ngồi xuống bên cạnh thê tử, nếu bây giờ Thích Hoàng hậu quan sát y kĩ hơn một chút, có lẽ bà sẽ thấy được một nét ngưỡng mộ trên mặt ông.

Nhưng mà lúc này đây trong lòng Thích Hoàng hậu chỉ có nữ nhi và nữ tế (*), bà cười đưa bức thư gần về phía Hoàng đế: “Từ khi Hoa Dương được gả đi cho đến giờ, mỗi lần nó tiến cung đều than phiền với thiếp về việc Phò mã cộc cằn khô khan, không hiểu phong tình, bây giờ cuối cùng hai đứa nhỏ cũng hòa thuận hơn rồi.”

(*) Nữ tế: con rể.

Cảnh Thuận Đế hơi híp híp mắt, ông nhìn thấy nữ nhi nhà mình viết trong thư: “Hai vị đại bá chỉ là người học văn, khi gặp mưa gió bọn họ tự đi thôi đã rất khó khăn rồi, không còn dư sức lực để ý đến thê tử của mình nữa. Nhưng kể cả trong thời tiết này Phò mã vẫn có thể cõng con đi như trên đường bằng phẳng, từ đó nữ nhi cũng hiểu ra rằng võ phu cũng có cái tốt riêng của nó.”

Chỉ vài câu tường thuật đơn giản trong thư thôi nhưng người đọc cũng cảm nhận được một chút ngọt ngào trong từng lời kể.

Cảnh Thuận Đế cũng cười, ông cũng hy vọng phu thê hai người họ ân ái, hạnh phúc sống với nhau.

Đế Hậu hai người vai kề vai đọc hết bức thư, sau đó lại cùng nhau nói về chuyện của Trần gia, cuối cùng chủ đề câu chuyện lại rơi về nữ nhi. Cảnh Thuận Đế vuốt vuốt chòm râu nói: “Nói thế nào thì Lăng Châu cũng ở vùng xa xôi hẻo lánh, trong trấn thì càng nghèo nàn hơn nữa, để Hoa Dương sống ở đó có chút bất tiện. Đợi năm sau, chờ Phò mã chịu tang báo hiếu xong, trẫm sẽ truyền chỉ để Phò mã quay về kinh thành, lúc đó Hoa Dương cũng sẽ về gần chúng ta hơn.”

Thích Hoàng hậu suy nghĩ một lát rồi nhẹ giọng nói: “Hoàng Thượng, cả một nhà Trần Các lão trước giờ đều có tiếng là trung hiếu. Đầu năm nay, khi có tin nhà có tang, rất nhiều người suy đoán Trần Các lão sẽ kiếm lý do gì đó để ở lại kinh thành, thế nhưng Trần Các lão lại không chút do dự mà tiến cung xin về quê. Lần này phu thê hai người họ chắc chắn sẽ chịu tang đủ thời gian thì mới về, mặc dù ba huynh đệ Phò mã chỉ cần chịu tang một năm, nhưng chắc chắn mấy huynh đệ sẽ không bỏ lại hai lão nhân ở đó mà về kinh làm quan đâu.

Cảnh Thuận Đế: “Ý của nàng là gì?”

Thích Hoàng hậu cười nói: “Quan viên ở Đinh Ưu sẽ viết tấu chương gửi lên triều đình trước khi thời gian để tang kết thúc, để xin triều đình sắp xếp lại chức vụ một cách hợp lý. Bây giờ thiếp nghĩ chúng ta nên chờ đợi thêm một thời gian, xem xem trong tấu chương ba huynh đệ Phò mã nói như thế nào. Nếu như bọn họ muốn về kinh, vậy thì Hoàng thượng chỉ cần đồng ý là xong. Nếu như bọn họ muốn ở lại thành Lăng Châu tận hiếu với phụ mẫu thì người hãy chuẩn bị sẵn ba vị trí trống ở Lăng Châu cho bọn họ. Bọn họ còn trẻ như vậy, cho đi tôi luyện vài năm ở nơi xa xôi cũng không phải là việc xấu.”

Cảnh Thuận Đế: “Nếu như làm như vậy thì khác nào bỏ mặc Hoa Dương ở bên ngoài cực khổ thêm vài năm?”

Thích Hoàng hậu: "Là để nàng ở đó thêm một năm ba tháng nữa mà thôi, hè năm sau là nàng có thể về kinh rồi. Bây giờ nàng là con dâu của Trần gia, phải có một năm chịu tang, bây giờ để nàng ở đó một năm rưỡi cùng hai vị tẩu tử thì có thể có thêm mỹ danh dâu hiếu, có gì mà không tốt đâu chứ?” 

Cảnh Thuận Đế: “Thôi được rồi, vậy thì để ta ban thưởng cho bên đó thêm một chút, không thể để nàng ở đó chịu khổ được.”

Thích Hoàng hậu không lo lắng việc này. Trần gia sẽ không dám ngược đãi nữ nhi của bà.

Đông cung.

Thái tử đang đọc sách cùng tiên sinh. Vị tiên sinh này không nghiêm khắc như Trần Các lão. Theo nguyên tắc thì trừ khi có chuyện gì gấp lắm, nếu không khi đang trong giờ giảng bài sẽ không có ai được phép đến làm phiền hết. 

Tiết học kéo dài tới gần trưa mới kết thúc.

Tiểu Thái tử ngồi dựa vào ghế, vươn vai một cái.

Tiên sinh nhìn thấy vậy cũng không trách dáng vẻ hắn không đủ nho nhã, mà y chỉ thu dọn đồ đạc rồi hành lễ rời đi.

Tiên sinh đi rồi, thái giám thân cận bên cạnh Thái tử - Tào Lễ cười híp mắt cúi người đi tới.

Lông mày của Thái tử giật giật: “Có chuyện tốt gì hay sao mà ngươi cười thành như vậy?”

Tào Lễ lập tức lấy một phong thư từ phía sau lưng ra, dâng lên giống như dâng bảo vật: “Điện hạ, Công chúa lại gửi thư đến rồi.”

Hai mắt Thái tử sáng lên, hắn ngồi bật dậy khỏi ghế, cướp lấy phong thư của tỷ tỷ.

Phụ hoàng và mẫu hậu giáo huấn hắn rất nghiêm khắc, kể cả có thời gian rảnh cũng không cho hắn xuất cung. Nếu hắn muốn nghe ngóng mọi chuyện ở bên ngoài cung thì đều là nghe thái giám bên cạnh kể chuyện. Tỷ tỷ là người đầu tiên ở ngoài cung viết thư cho hắn.

Thái tử rất nhớ tỷ tỷ, hắn cũng rất muốn biết tỷ tỷ ở Lăng Châu liệu có gặp chuyện gì mới lạ thú vị hay không.

Hắn ngồi cạnh cửa sổ, vội vã mở bức thư ra. 

Tào Lễ đứng chéo bên cạnh, nhìn thấy lông mày nhỏ của chủ tử dần cau chặt lại, trong lòng y lo lắng tâm trạng chủ tử nhỏ mà không vui thì sẽ rất khó hầu hạ.

Nhưng một lúc sau, lông mày của Thái tử lại dãn ra, cuối cùng nhìn ra ngoài cửa sổ như có điều suy nghĩ.

Tào Lễ hiếu kỳ hỏi: “Điện hạ, ngài đang nghĩ gì vậy?”

Thái tử hồi thần, hỏi hắn: “Ngươi từng nhìn thấy đại hồng thủy (*) chưa?”

(*) Đại hồng thủy: nước lũ lớn.

Tào Lễ bị dọa giật mình: “Tại sao tự nhiên điện hạ lại nhắc đến hồng thủy? 

Chẳng nhẽ ở Lăng Châu gặp chuyện hay sao? Vậy Công chúa có bị thương không?”

Thái tử lắc lắc đầu, hắn đưa thư cho Tào Lễ.

Tào Lễ nhanh chóng đọc lướt qua thư một lượt, sau đó vỗ ngực vài cái: “Thật là may quá, Công chúa nhà chúng ta đúng là ở hiền gặp lành, may mà nàng không gặp phải lũ lớn.”

Năm nay Tào Lễ mới mười tám tuổi, năm xưa cũng là do nhà y gặp phải lũ lụt, phụ mẫu đều qua đời, y một mình lưu lạc đến kinh thành, bị người ta dẫn vào cung làm thái giám.

Quả nhiên Thái tử có hứng thú nghe về chuyện này, Tào Lễ liền kể cho Thái tử nghe về sự thảm khốc của nạn lũ lụt.

Thái tử: “Chẳng phải triều đình vẫn chi tiền để tu sửa đê điều mỗi năm hay sao?”

Tào Lễ: “Tiền đó đều dùng để sửa ở các con sông lớn mà thôi, còn những đoạn sông nhỏ ở nơi thôn dã sẽ không có chuyện hàng năm đều gặp nạn lũ lụt gì cả, khi nào phải gặp trận mưa rất lớn thì mới bị một lần, vậy nên việc tu sửa hằng năm là không cần thiết.”

Thái tử: “Vậy nếu như phụ hoàng nhất định phải tu sửa thì sao?”

Tào Lễ nhìn về bên ngoài, y lại gần tai của Thái tử nói nhỏ: “Vậy thì phải xem xem liệu quốc khố có đủ tiền chi trả hay không.”

Thái tử mím chặt môi, hắn biết việc quốc khố hiện giờ không dư dả. Hắn thường thường nhìn thấy phụ hoàng ưu phiền vì thiếu ngân lượng.

Tào Lễ: “Ngài đang lo lắng cho Công chúa hay sao? Thật sự không cần thiết đâu. Ngài nhìn này, trong thư Công chúa vẫn còn khen ngợi Phò mã hết lời, vậy thì chứng tỏ rằng trận lũ lần này không nghiêm trọng lắm.”

Thái tử lại nhìn vào bức thư, trong đầu hắn hiện lên dáng vẻ một người anh tuấn thần võ, đó là tứ tử của Trần Các lão, cũng là tỷ phu của hắn.

Số lần Thái tử gặp Phò mã không nhiều lắm. Ấn tượng mà Phò mã để lại cho hắn chỉ là dáng vẻ cũng ổn, xét về dung mạo thì có thể miễn cưỡng xứng với tỷ tỷ của hắn.

“Điện hạ, nên đi dùng bữa rồi.” Tào Lễ cười híp mắt nhắc nhở hắn.

Thái tử đáp một tiếng rồi đi thẳng ra ngoài.

Một bữa ở Đông cung được làm rất thịnh soạn. Mặc dù quốc khố có thiếu thốn đi chăng nữa thì cũng không thể bạc đãi các quý nhân trong cung được. Chỉ tính bữa cơm này của Thái tử thôi cũng đã có tám món và hai canh rồi.

Tỷ tỷ hy vọng thân thể hắn khỏe mạnh, thế nên bữa nay hắn ăn thêm một bát cơm. Trong nội tâm, Thái tử cũng muốn sau này có thể trở thành một người mạnh mẽ có thể đi trên đường núi trong mưa dễ dàng như đi trên đường bằng.

Sau khi ăn xong, Thái tử nghỉ ngơi khoảng gần một tiếng, rồi hắn nghĩ đến việc đi tìm mẫu hậu.

"Mẫu hậu, có phải tỷ tỷ cũng viết thư cho người rồi không?”

Thích Hoàng hậu: “Đúng vậy, con có muốn xem không?”

Thái tử: “Dạ, thư tỷ tỷ viết cho nhi thần chỉ có một trang giấy mà thôi.”

Thích hoàng hậu cười cười, bà sai cung nữ mang thư của nữ nhi đến đây, bức thư dài kín 3 trang giấy.

Ba bức thư mà Hoa Dương viết thì bức thư viết cho phụ hoàng chỉ có việc chính sự, viết cho đệ đệ nàng lại chỉ nhắc đến việc nhà. Còn bức thư viết cho hoàng hậu lại nhắc đến cả hai việc.

Thích Hoàng hậu nhân cơ hội này mà nhắc nhở Thái tử: “Trần Các lão quả là một người ngay thẳng đoan chính, kể cả khi trong nhà xảy ra việc như vậy, ông ấy thà rằng tự vạch áo cho người xem lưng cũng không giúp huynh đệ che giấu lỗi lầm.”

Thái tử nhìn bức thư, không đáp.

Thích hoàng hậu: “Ông ấy đối với người nhà cũng phân minh như vậy, khi bách tính gặp khó khăn cũng không ngại nguy hiểm mà xả thân ứng cứu, cùng bách tính tiến lùi với đại hồng thủy, đấy mới là quan tốt biết yêu thương bách tính.”

Thái tử cuối cùng cũng đáp: “Mẫu hậu nhìn người đúng đắn, người đã giúp cho nhi thần tìm được 1 người thầy tốt.”

Thích Hoàng hậu cười cười, bà xoa đầu nhi tử rồi nói: “Mẫu hậu biết Trần Các lão có hơi nghiêm khắc nhưng mà từ trước đến nay đều là thầy phải nghiêm khắc thì học trò mới có thể nên người được, không phải hay sao? Con chỉ cần nhớ một điều, Trần Các lão dạy dỗ con là do phụ hoàng mẫu hậu nhờ vả, kể cả ông ấy có nghiêm khắc tới cỡ nào cũng là vì muốn tốt cho con”

Thái tử: “Nhi thần hiểu rõ.”

Thích Hoàng hậu thu lại thư, quan tâm hỏi: “Bây giờ con ở lại đây nghỉ ngơi đi, chiều đi học luôn.”

Thái tử theo cung nữ đi rửa mặt rửa tay.

Sau khi nằm xuống giường, Thái tử lại không hề buồn ngủ chút nào, hắn hết nghĩ về lũ lụt ở trấn Thạch Kiều, một lát sau lại nghĩ về vị Trần Các lão siêu nghiêm khắc kia.

Tỷ tỷ kể hai vị Trạng nguyên và Thám hoa của Trần gia đều rất yếu đuối, đi trên đường núi còn muốn ngã dập mặt. Vậy Trần Các lão thì sao? Tuổi ông ấy cũng đã cao sức cũng yếu, vậy thì chẳng phải đi đường cũng ngã dập mặt hay sao?

Sau khi tưởng tượng ra cảnh Trần Các lão ngã vào vũng bùn không bò dậy được, Thái tử hài lòng chìm vào giấc ngủ.



 


 

lust@veland
Chương trước Chương tiếp theo
Bình Luận (0 Bình Luận)