TÌM NHANH
SỔ TAY NUÔI DƯỠNG KIỀU THÊ
View: 475
Chương trước Chương tiếp theo
Chương 160
Upload by Creed
Upload by Creed
Upload by Creed
Upload by Creed
Upload by Creed
Upload by Creed
Upload by Creed
Upload by Creed
Upload by Creed
Upload by Creed
Upload by Creed
Upload by Creed
Upload by Creed
Upload by Creed

 

Chương 160 

 

Ngọc Trâm nghe A Âm nói vậy cho là A Âm muốn đi tìm Trịnh Hiền phi dù sao vừa rồi nàng cũng vừa nói tới chuyện Trịnh Hiền phi ôm y phục của Nhị hoàng tử nên nàng nghĩ như thế.

 

Bản chuyển ngữ bạn đang đọc thuộc về Lustaveland.com. Nếu bạn đọc ở trang khác chứng tỏ đó là trang copy không có sự đồng ý của lustaveland. Bản copy sẽ không đầy đủ. Mong bạn hãy đọc ở trang chính chủ để đọc được bản đầy đủ nhất cũng như ủng hộ nhóm dịch có động lực hoàn nhiều bộ hơn nhé.

Ai ngờ sau khi A Âm ra khỏi Cảnh Hoa Cung quả thật cũng đến Như Ý Các nhưng chỉ dừng ở bên ngoài hỏi thăm nơi Trịnh Hiền phi đến chứ không đi sang đó mà là chuyển hướng đi thẳng đến Như Ý Các ở Chiêu Xa Cung.

 

Ngọc Trâm quay đầu lại nhìn quanh sân viện ở bên ngoài.

 

Chiêu Xa Cung không chỉ có Như Ý Các mà còn có Chiêu Ninh Điện, Chiêu Ninh Điện là nơi Ký Hành Châm thay thế Thịnh Nghiễm Đế xử lý chính vụ.

 

Bởi vì duyên cớ này nên Trịnh Hiền phi không dám trắng trợn đi thẳng vào cửa lớn Chiêu Xa Cung. Dù sao thì Ký Hành Châm cũng cực kỳ ghét bà ta, nếu như bà dám lảng vảng ở trước mặt của hắn để hắn phát giác ra ý đồ xấu thì theo như tính khí của hắn, rất có thể sẽ trực tiếp đánh đuổi người đi.

 

Vậy nên Trịnh Hiền phi chọn cách yên lặng chờ đợi ở một cung điện gần đó, thỉnh thoảng sai cung nhân lui tới xem thử hoàng thượng có ra khỏi Như Ý Các chưa.

 

Lúc Ngọc Trâm quay đầu nhìn thì thấy Trịnh Hiền phi đang ngồi đợi ở bên kia.

 

Căn bản là A Âm chưa từng nhìn sang bên đó mà chỉ chăm chăm đi thẳng một đường đến Như Ý Các. Thấy Thịnh Nghiễm Đế còn chưa ra khỏi cửa viện liền tìm một chỗ bên thân cây sai người mang tới cái ghế ngồi xuống.

 

Tiết xuân se lạnh tuy hiện giờ đã ấm hơn so với ngày đông nhưng ngồi ngoài này hứng gió lạnh một lúc là cảm nhận được cơn lạnh thấu xương.

Bản chuyển ngữ bạn đang đọc thuộc về Lustaveland.com. Nếu bạn đọc ở trang khác chứng tỏ đó là trang copy không có sự đồng ý của lustaveland. Bản copy sẽ không đầy đủ. Mong bạn hãy đọc ở trang chính chủ để đọc được bản đầy đủ nhất cũng như ủng hộ nhóm dịch có động lực hoàn nhiều bộ hơn nhé.

 

Trước giờ thể chất và xương cốt A Âm ốm yếu không chịu được gió lạnh thổi tới tấp như vậy, Cẩm Bình liền cầm lấy một cái áo choàng dày vội bước tới khoác thêm cho nàng.

 

A Âm cũng không nói thêm gì thuận theo quấn kín người lại sau đó nhìn chằm chằm Như Ý Các thời thời khắc khắc đều chú ý mọi động tĩnh nơi đó.

 

Lần này nàng tốt số, ước chừng chỉ qua thời gian một nén hương Thịnh Nghiễm Đế đã bước ra.

 

A Âm đưa áo choàng lại cho Cẩm Bình rồi mới bước nhanh tới nghênh đón.

 

Hiển nhiên hôm nay tâm tình Thịnh Nghiễm Đế rất tốt trên khuôn mặt mang ý cười thỏa mãn, bước chân cũng nhanh hơn nhiều so với thường ngày mỗi một sải chân đều bước rất dài.

 

Thịnh Nghiễm Đế vừa đi tới cửa viện A Âm đã lập tức nở nụ cười, hành lễ với ông.

 

"Chúc mừng Hoàng thượng!" A Âm hành lễ rồi nói như thế.

 

Thịnh Nghiễm Đế của hiện tại đã khác xa Thịnh Nghiễm Đế của trước đây.

 

Bởi vì quanh năm tu đạo hiện tại thân thể đã gầy đi và vóc người vốn có cũng không thấp kết hợp với dáng người gầy ốm nên y phục mặc trên người nhìn qua có chút lỏng lẻo. Lúc bước đi ống tay áo tung bay, vạt áo phất phơ thật sự nhìn qua cũng thấy có mấy phần tiên phong đạo cốt.

 

Lúc thấy A Âm hành lễ Thịnh Nghiễm Đế có chút kinh ngạc ông không hiểu nha đầu này lắm, rõ ràng là không thích tu đạo vậy thì tại sao còn tới Như Ý Các.

 

Nhưng nghe thấy câu chúc của A Âm, Thịnh Nghiễm Đế hiểu ra thu lại ánh mắt nghi hoặc trước đó cười nói: "Chẳng lẽ con đã biết?"

 

"Đúng vậy!" A Âm mặt mày giương cao nhìn ông nói: "Ban đầu con nghe Đổng tiên nhân nói hôm nay đan dược ra lò con nghĩ rằng Hoàng thượng thành tâm tu đạo đến vậy tất nhiên sẽ có thể có được một viên đan dược cực hảo và vừa rồi lúc nhìn thấy lúc Hoàng thượng bước ra sắc mặt đỏ thắm long hành hổ bộ (*) vậy là đã có thể khẳng định Hoàng thượng đã đạt được đan dược cực hảo nên muốn tới đây nói lời chúc mừng hoàng thượng."

(*) Long hành hổ bộ: là một thành ngữ mô tả phong thái tráng lệ và hào hùng.

 

Thịnh Nghiễm Đế cười vang nói: "Rất tốt! Rất tốt! Con rất cơ trí, đoán không hề sai."

 

Thịnh Nghiễm Đế nghiêm túc nói với A Âm: "Con không biết viên đan dược này trân quý đến nhường đâu! Đây là do Đổng tiên nhân dùng chín chín tám mươi mốt vị nguyên liệu bỏ vào lò luyện chín chín tám mươi mốt ngày, hơn nữa mỗi ngày còn phải canh giữ ở bên lò đan, không ngừng tụng kinh văn mãi đến hôm nay mới chế thành. Mức độ trân quý hiếm có khó được."

 

Đúng lúc này A Âm phát ra tiếng than thở.

 

Thịnh Nghiễm Đế đang rất vui vẻ kêu nàng cùng đến đình viện gần đó tinh tế thưởng thức trà định bụng nói với A Âm về kết quả tuyệt vời này.

 

A Âm lộ vẻ mặt khó xử, ấp a ấp úng ngập ngừng hồi lâu vẫn không đồng ý.

 

Thịnh Nghiễm Đế vội hỏi có chuyện gì.

 

A Âm do dự nói: "Nếu như con nói ra chuyện này mong rằng Hoàng thượng sẽ không trách tội con."

 

Thịnh Nghiễm Đế đang gấp gáp muốn bày tỏ với nha đầu này đan dược của mình tốt tới độ nào vội đáp: "Con có khó khăn gì cứ nói với ta là được, phàm có ta ở đây sẽ không có chuyện gì mà không làm được."

 

A Âm rõ ràng thở phào nhẹ nhõm liền đáp lời: "Vậy thật là tốt! Thật ra thì cũng không có chuyện gì lớn…Là…Trịnh Hiền phi đang ở bên ngoài chờ Hoàng thượng. Con sợ ngồi đây đàm thoại với Hoàng thượng sẽ trì hoãn thời gian Trịnh Hiền phi gặp bệ hạ."

 

"Thanh Lan?" Thịnh Nghiễm Đế hơi cau mày hỏi: "Nàng tới đây làm gì?"

 

A Âm liền liếc mắt nhìn Quách công công.

 

Quách công công hiểu ý lên tiếng nhắc nhở: "Hoàng thượng, hôm nay là ngày mùng bốn tháng ba."

 

"Mùng bốn... Tháng ba?"

 

Sau khi Thịnh Nghiễm Đế nghe nhắc đến ngày này hơi trầm ngâm suy tư, sau đó mới gật đầu nói: "Cũng thật khó cho nàng còn có thể nhớ ngày hôm nay."

 

"Đúng là như thế!" A Âm thở dài nói: "Hiền phi nương nương vẫn nhớ rõ ngày này, vừa lúc nãy con thấy nương nương ôm bộ y phục gấm màu lam thêu hoa văn ngũ phúc, còn thấy nương nương đang khóc, cũng biết là tình cảm của nương nương dành cho Nhị hoàng tử thật sự rất sâu đậm. Nói vậy hôm nay là ngày mấy chắc chắn nương nương không tài nào quên."

 

Nếu chỉ nghe mấy câu đầu trong lòng Thịnh Nghiễm Đế còn nảy sinh niềm thương tiếc vô hạn đối với Trịnh Hiền phi nhưng vừa nghe đến đoạn nàng lại ôm bộ y phục đó khóc lóc trong thoáng chốc sắc mặt Thịnh Nghiễm Đế liền sa sầm có chút khó coi.

 

"Nàng ngồi đó ôm y phục khóc." Thịnh Nghiễm Đế chậm rãi nói ra từng chữ.

 

A Âm mím môi không trả lời.

 

Nhưng bên cạnh có một tiểu thái giám ở bên đó đi theo tới đây hầu hạ.

 

Tiểu thái giám này là người canh giữ cửa cung ở Chiêu Xa Cung vừa rồi lúc Trịnh Hiền phi đến hắn thấy rất rõ ràng.

 

Hắn vốn làm việc ở Hoán Y Cục sau đó vất vả lắm mới có thể lợi dụng mối quan hệ nhờ cậy người đến hôm nay mới chiếm được một việc ở Chiêu Xa Cung.

 

Khi thấy Thái tử phi tới đây hắn liền tìm cơ hội nhiệt tình hầu hạ vừa bưng trà vừa rót nước thỉnh thoảng còn nói đôi ba câu chuyện cười, muốn được Thái tử phi coi trọng.

 

Ai mà biết Thái tử phi vẫn không có động tĩnh.

 

Sau khi nghe Thịnh Nghiễm Đế chậm rãi hỏi ra câu đó, tiểu thái giám cảm thấy cơ hội để thể hiện trước mặt Hoàng thượng và Thái tử phi đã bày ra trước mặt liền mau chóng nói: "Bẩm Hoàng thượng! Trịnh Hiền phi đã tới hơn một canh giờ, vừa mới bắt đầu luôn ôm y phục bên cạnh khóc thầm. Sau hình như là y phục kia có hơi nặng nương nương cầm mệt liền giao cho cung nhân rồi sau đó nương nương cầm khăn tay lau nước mắt nhìn rất đáng thương."

 

Tiểu thái giám nói lời này rất có kỹ xảo.

 

Mặc dù nghe qua thấy như hắn đang tả Trịnh Hiền phi đáng thương chừng nào, nhưng nhất cử nhất động của Trịnh Hiền phi qua miệng hắn dường như thay đổi ý vị kể cả người và chuyện.

 

Như là nói Trịnh Hiền phi nhìn thì có vẻ là tưởng nhớ nhi tử mà đến tìm Hoàng thượng nhưng kì thực là nàng "Thâu công giảm liêu" (*), y phục cùng với nước mắt đều chỉ là đạo cụ mà nàng dùng khi cần thiết, nếu Hoàng thượng không có ở đó thì những đạo cụ này đều vô dụng có thể tùy tiện giao cho người khác cầm và cũng có thể dừng khóc bất cứ lúc nào.

(*) Thâu công giảm liêu là một thành ngữ Trung Quốc ban đầu dùng để đề cập đến các thương nhân bí mật giảm chất lượng sản phẩm và cắt giảm lao động để kiếm lợi nhuận khổng lồ nay còn dùng để đề cập đến những việc làm cho có lệ, cẩu thả.

 

Thịnh Nghiễm Đế nhíu mày càng sâu.

 

Nếu như Trịnh Hiền phi là thật tâm tưởng nhớ nhi tử đã mất thì ông cũng muốn an ủi nàng đôi lời.

 

Nhưng nàng cứ dùng những chiêu thức giống nhau lặp đi lặp lại nhiều lần để đối phó ông, nói thật ông đã sớm chán nản. Giờ thì tốt rồi hầu như mỗi lần nàng đều dùng cùng một vở, diễn tới diễn lui một đoạn kịch cùng một nhân vật tóm lại cứ cảm thấy đã thiếu mất tình cảm.

 

Huống hồ...

 

Xem ra hôm nay nàng dùng những chiêu thức này không những thiếu mất tình cảm mà còn hàm chứa rất nhiều tính toán bên trong đầu.

 

Tức thì Thịnh Nghiễm Đế cảm thấy mất toàn bộ hứng thú với nàng liền nói với Quách công công: "Ngươi đi nói với nàng một tiếng nếu thật sự tưởng nhớ nhi tử thì tự mình làm cho nhi tử một bát mì trường thọ còn tốt hơn là ngồi ở chỗ này của ta khóc sướt mướt."

 

Dứt lời Thịnh Nghiễm Đế hỏi A Âm: "Con cảm thấy thế nào?"

 

"Hoàng thượng anh minh!" A Âm cười nói: "Ban đầu con cũng cảm thấy Hiền phi nương nương làm vậy không mấy thỏa đáng, chỉ là không dám nói gì thôi."

 

"Có gì mà không dám nói." Thịnh Nghiễm Đế hừ một tiếng rồi nói: "Thân phận của nàng không cách nào đánh đồng với con, ngoài trẫm còn có Hoàng hậu và Thái tử làm chỗ dựa, ai dám nói con không phải!"

 

A Âm thầm thấy kinh ngạc.

 

Nàng thật sự không tài nào nghĩ tới Thịnh Nghiễm Đế sẽ nói ra những lời thế này.

 

Bởi vì quá mức kinh ngạc vẻ mặt A Âm không khỏi lộ ra mấy phần ngạc nhiên.

 

Thịnh Nghiễm Đế thấy dáng vẻ của nha đầu này không khỏi cười thành tiếng.

 

"Sao vậy?" Thịnh Nghiễm Đế hỏi: "Con cảm thấy trẫm nói vậy không đúng?"

 

"Cũng không phải là không đúng." A Âm ngượng ngùng nói: "Chỉ là không ngờ tới Hoàng thượng sẽ nói như vậy."

 

"Ừ! Đúng vậy!"

 

Thịnh Nghiễm Đế tự ngẫm nghĩ rồi nói: "Chuyện lúc trước con làm không tệ. Điệu bộ những người Diêu gia đó quá kiêu ngạo, trẫm vẫn có nhiều tình cảm với Thường gia hơn. Bọn họ dám xem thường Thường gia đến thế vậy thì đặt trẫm vào chỗ nào? Trẫm làm thế nào có thể giao phó với mẫu hậu của trẫm? Thật may là có con thường xuyên trông chừng động tĩnh bên kia, nếu không thì đợi đến khi tra ra chuyện Thường gia bị chèn ép trẫm có muốn đền bù cũng đã chậm."

 

Sau khi nhắc đến chuyện của Diêu gia với Thường gia, Thịnh Nghiễm Đế nhớ ra Diêu gia kia có quan hệ thông gia với Trịnh Hiền phi nữ nhi của họ gả cho Ký Phù.

 

Nghĩ đến cách hành xử của Diêu gia không mấy thỏa đáng lại nghĩ đến dáng vẻ khóc lóc sướt mướt mất hết dáng vẻ của Trịnh Hiền phi, trong lòng Thịnh Nghiễm Đế trào dâng cơn ghét, lẩm bẩm nói: "Thật là vật hợp theo loài, hạng người giống nhau sẽ ở chung một chỗ."

 

A Âm không có nghe rõ những lời này của ông liền nghi ngờ hỏi: "Hoàng thượng ý người là…"

 

"Không có gì quan trọng." Thịnh Nghiễm Đế đáp lại một tiếng rồi chỉ vào thiền điện bên kia nói: "Ta định đến bên kia uống một chung trà nếu tiểu nha đầu con không ngại thì cùng nhau đi thôi."

 

A Âm hớn hở đồng ý cùng ông đi sang bên kia.

 

Lúc đi thẳng về trước A Âm liếc nhìn sang Ngọc Trâm.

 

Ngọc Trâm hiểu ý kín đáo đưa cho tiểu thái giám kia chút bạc vụn.

 

Tiểu thái giám vô cùng vui mừng không kiềm được, hướng về phía bóng lưng A Âm khom mình hành lễ.

 

Nơi này hiển nhiên đã lâu không có người lui tới, mặc dù bên trong rất ít bụi, được quét dọn khá sạch sẽ nhưng vẫn thiếu đi hơi người, lúc bước vào trong cảm giác lạnh lẽo len lõi vào đáy lòng.

 

Thịnh Nghiễm Đế đã lớn tuổi không chịu được lạnh.

 

Vừa vào phòng đã có người mang chậu than vào. Không phải than đã hừng như mùa đông mà chậu than này vẫn còn bắn lên ánh lửa có thể xua đi cơn lạnh trong phòng.

 

Thịnh Nghiễm Đế ngồi xuống trước rồi kêu A Âm ngồi xuống đối diện với mình.

 

Bởi vì lúc trước đang nói dở chuyện đan dược nên sau khi châm trà Thịnh Nghiễm Đế rất dụng tâm kể cho A Âm nghe những điều tốt đẹp về đan dược kia, nói xong lại nói đến cái hay của việc học đạo với A Âm.

 

A Âm ngồi nghe câu được câu không mặc dù không mấy dụng tâm nhưng cũng có lọt vào tai chút ít.

 

Nói thật hiện tại Thịnh Nghiễm Đế học tập và nghiên cứu đạo kinh đã hiểu chút đạo lý rất rõ ràng, chỉ là mục đích chủ yếu hôm nay A Âm đến đây không nằm ở chỗ đan dược vì vậy không cách nào có thể dùng toàn bộ tinh lực nghiêm túc vùi đầu lắng nghe.

 

Thật vất vả mới đợi được tới khi Thịnh Nghiễm Đế nói đến phát mệt chuyện đan dược A Âm liền tự tay rót cho ông một chén trà hỏi Thịnh Nghiễm Đế chuyện năm đó.

 

"Nghe nói Nhị hoàng tử rất thông tuệ hiểu chuyện." A Âm thử hỏi thăm dò thấy bàn tay cầm chung trà của Thịnh Nghiễm Đế có dừng lại một chút nhưng không có thái độ phản đối khi nàng nhắc tới cũng không có tiếng quát nên nàng hỏi liều: "Từ nhỏ con đã nghe các tiên sinh và các thiếu phó tán dương Hành Châm, nói Thái tử điện hạ thông tuệ dị thường nhưng thật không biết đối với Hoàng thượng thì Nhị hoàng tử hay là Hành Châm thông tuệ hơn?"

 

A Âm quan sát kỹ biểu cảm của Thịnh Nghiễm Đế.

 

Không biết có phải liên quan đến chuyện tu đạo không mà đối với tình cảm Thịnh Nghiễm Đế đã lạnh nhạt hơn nhiều. Nhớ năm trước thời điểm nhắc tới người nhi tử thứ hai đã mất, nét mặt của ông tràn đầy ưu thương còn giờ phút này khi nghe nhắc đến trong ánh mắt ông chẳng qua chỉ nổi lên chút gợn sóng.

 

"Lão nhị à..."

 

Thịnh Nghiễm Đế than thở một tiếng ánh mắt nhìn xa xăm: "Ta cảm thấy nếu như nói riêng về thông tuệ thì vẫn là lão nhị mạnh hơn nhưng bàn về cố gắng và thiên tư thì vẫn là Hành Châm."

 

A Âm sau một hồi khá lâu mới "À" một tiếng.

 

Thịnh Nghiễm Đế nghe tiếng nàng cảm thán không khỏi cười nhìn sang: "Thế nào? Tiểu nha đầu thích che chở tướng công nhà ngươi, cảm thấy trẫm nói tiểu tử đó không phải là người tốt nhất nên mất hứng sao?"

 

A Âm không ngờ ông sẽ nói ra những lời này có chút lúng túng nở nụ cười.

 

Vì che giấu chút ngượng ngùng của mình nàng vội nói: "Hoàng thượng vừa nói Hành Châm không đủ thông tuệ nhưng lại nói chàng thiên tư phi phàm, không biết là duyên cớ nào?"

 

Thịnh Nghiễm Đế mỉm cười nói: "Trẫm nói lời này không sai vì mặc dù lão nhị rất thông tuệ, bất luận là việc gì đứa trẻ này đều học hỏi rất nhanh nhưng nó quá nóng nảy. Học cái gì cũng chỉ nhiệt tình trong ba phút đồng hồ, không thích học lâu dài nhưng Hành Châm thì khác. Hành Châm là người có tiềm lực làm đế vương. Từ nhỏ đứa trẻ này đã là người được chọn để thay ta ngồi lên vị trí này."

 

Nghe những lời này A Âm mới hiểu ra "Thiên tư" mà Thịnh Nghiễm Đế nói đó không phải là thiên tư thông minh mà là nói đến tiềm lực làm đế vương trời sinh.

 

Lời này nhất thời khiến nàng không biết đáp lại thế nào mới tốt, tán thành thì không tốt như vậy sẽ ra vẻ là mình cố ý tán dương phu quân của mình nhưng cũng không tiện phản đối vì dù sao... Dù sao nàng cũng cảm thấy Hành Châm thật sự chính là người ưu tú như vậy mà.

 

Rơi vào tình thế khó xử tạm thời nàng không tiếp lời.

 

Vừa đúng lúc Thịnh Nghiễm Đế uống xong một chung trà liền tự mình châm tiếp chung khác.

 

Tiếng nước chảy tí tách vang lên trong phòng.

 

A Âm nghĩ đến tình cảnh vừa rồi không khỏi nhẹ giọng than: "Chuyện này thật không dễ đáp mà."

 

Ai ngờ lúc nàng than câu này cũng là lúc tiếng nước ngưng lại những lời này vừa vặn lọt vào tai Thịnh Nghiễm Đế.

 

Thịnh Nghiễm Đế cười nhìn A Âm nói: "Không cần phải nói gì cả con hiểu là được."

 

A Âm không ngờ Thịnh Nghiễm Đế lại nghe rõ mấy chữ ngắn gọn của nàng, trong bụng thất kinh nhưng ngoài mặt lại không biểu lộ ra chỉ đáp một tiếng rồi hướng về phía ông cười cười.

 

Thịnh Nghiễm Đế lại uống thêm một chung trà rồi định rời đi.

 

Trước khi đi ông còn cố ý nói: "Tiểu nha đầu về sau nếu muốn cùng tu đạo cứ tới tìm ta. Ta có thể giải thích những điều chưa hiểu cho con và tất nhiên ta sẽ trực tiếp nói với con, còn nếu không phải được nữa ta sẽ giúp con hỏi Đổng tiên nhân ắt hẳn tiên nhân sẽ có biện pháp giải quyết."

 

A Âm không tiện đồng ý hay từ chối chuyện này chỉ tạ ơn Thịnh Nghiễm Đế.

 

Thịnh Nghiễm Đế cũng không nói thêm gì nữa, vừa nói xong câu đó liền đứng dậy đi ra ngoài.

 

A Âm lẳng lặng nhìn theo bóng lưng của ông.

 

Có thể là vì ý định trước khi nàng rời khỏi Cảnh Hoa Cung cũng có thể là vì vừa rồi Thịnh Nghiễm Đế đối đãi với nàng quá mức hòa ái dễ gần nên vào giờ khắc này đột nhiên một ý nghĩ toát ra trong đầu nàng không khỏi lên tiếng dò hỏi: "Hoàng thượng chuyện năm đó của Nhị hoàng tử ngài biết được bao nhiêu?"

 

Đột nhiên Thịnh Nghiễm Đế dừng bước quay đầu lại nhìn nàng giọng nói rét lạnh: "Ngươi có ý gì!"

 

Nếu như đối mặt với Thịnh Nghiễm Đế hòa ái thân thiết bởi vì A Âm thấy không quen nên đâm ra mất tự nhiên khiến biểu tình có mấy phần khúm núm vậy thì lúc này khi đối mặt với Thịnh Nghiễm Đế mang theo uy quyền là kiểu mà nàng đã sớm quen thuộc thì hoàn toàn ngược lại nàng thấy rất bình tĩnh không còn do dự và bất an như khi nãy.

 

"Bẩm Hoàng thượng con không có ý gì." A Âm bình tĩnh nói: "Chỉ là con nghĩ chuyện năm đó của Nhị hoàng tử có hơi mơ hồ, hỏi ra cũng không ai biết nguyên nhân là thế nào. Vậy nên con muốn nếu như có thể sẽ đi tìm ra chân tướng sự việc năm đó."

 

Nàng vẫn luôn tồn tại suy nghĩ này trong đầu.

 

Mà không chỉ có mình nàng còn có Du Hoàng hậu và Hành Châm đều có ý định này.

 

Cái khó là chuyện năm đó do chính tay Thịnh Nghiễm Đế xử lý nhưng lại không tìm ra nguyên do và nhân chứng nên cuối cùng chuyện này chỉ có thể cho qua không giải quyết được gì.

 

A Âm mang theo hy vọng hỏi một câu như vậy.

 

Chuyện này người năm đó tiếp xúc nhiều nhất chính là Thịnh Nghiễm Đế với bên Trịnh Hiền phi còn bên họ chỉ nắm giữ được chút tin tức ít ỏi còn sót lại.

 

 Nhị hoàng tử là do Trịnh Hiền phi sinh, lúc đó Du Hoàng hậu còn chưa mang thai. Bà với Trịnh Hiền phi sinh liền hai nhi tử phải nói là thủy hỏa bất dung, thêm nữa lúc ấy Trịnh Hiền phi vô cùng bi thương nên tự nhiên sẽ được Thịnh Nghiễm Đế rất mực che chở, căn bản là Du Hoàng hậu không có cách nào dò hỏi được tin tức gì bên Trịnh Hiền phi.

 

Mà khi đó Hành Châm còn chưa ra đời càng thêm không có cách.

 

Về phần những người xung quanh chốn cung đình này đâu phải là nơi họ có thể tùy ý ra vào họ có thể điều tra ra bao nhiêu sự thật chứ?

 

Nghiêm túc mà nói nếu như muốn từ trong đó tìm ra được dấu vết gì thì chỉ có một lựa chọn duy nhất là dựa vào Thịnh Nghiễm Đế vì ông là người biết rõ chuyện năm đó nhất có thể.

 

Vì vậy A Âm mới muốn thử thăm dò ông bằng câu hỏi vừa nãy.

 

Ánh mắt Thịnh Nghiễm Đế nhìn nàng đột nhiên thay đổi.

 

A Âm vốn tưởng rằng Thịnh Nghiễm Đế định trách cứ mình ai ngờ ông lại hỏi ngược lại: "Ngươi hỏi thay Hành Châm sao?"

 

"Cũng không phải vậy." A Âm nhanh chóng suy nghĩ giọng nói bình thản: "Con là thấy Trịnh Hiền phi ngày ngày ôm y phục của Nhị hoàng tử đi khắp nơi không chút để ý và cũng không quan tâm sẽ quấy rầy Nhị hoàng tử nên càng thêm nghi ngờ chuyện năm đó đến cùng là thế nào."

 

Dứt lời nàng lấy làm thẹn thở dài nói: "Chuyện này là nhi nữ lỗ mãng mong Hoàng thượng không trách tội."

 

Hồi lâu trong phòng cũng không có bất kỳ âm thanh nào.

 

A Âm vốn tưởng rằng Thịnh Nghiễm Đế sẽ không nói với nàng bất kì điều gì ai ngờ Thịnh Nghiễm Đế chợt nói ra một cái tên.

 

"Mạnh Dương!" Thịnh Nghiễm Đế nói với nàng: "Ngươi xem Hành Châm còn có thể tìm được người này hay không! Tìm hỏi hắn hoặc có thể biết được chút ít."

 

Mạnh Dương!

 

Đây là một cái tên hoàn toàn xa lạ.

 

A Âm chưa từng nghe qua ai nhắc tới tên người này cũng chưa từng nghe những người biết chuyện Nhị hoàng tử nhắc đến cái tên này.

 

Thật sự là một chút ấn tượng cũng không có.

 

A Âm ngớ ngẩn nhưng thấy Thịnh Nghiễm Đế lại muốn rời đi nàng không nhịn được bật thốt lên: "Hoàng thượng nếu ngài đã có thể cho một cái tên để chỉ điểm, vậy vì sao ngài không tra rõ chuyện này?"

 

Lần này khác lần trước Thịnh Nghiễm Đế ngừng bước nhưng không quay đầu.

 

Ông đứng chắp tay trầm ngâm một hồi mới chậm rãi lên tiếng: "Tra hay không tra đối với ta mà nói kết quả có gì khác nhau?"

 

Ông thở dài một hơi rồi lắc đầu nói: "Mặc dù đối với ta mà nói kết quả có thế nào cũng không quan trọng nhưng đối với các ngươi có thể là việc tra ra chân tướng rất quan trọng. Hôm nay ta đã không quan tâm đến những chuyện này nên tùy các ngươi thôi!"

 

Dứt lời ông không dừng lại nữa sải từng bước dài rời đi.

 

Lúc đầu A Âm vẫn chưa hiểu rõ ý tứ những lời ông nói sau đó nghĩ kĩ lại mới hiểu được.

 

Bất luận là ai gây ra chuyện kia thì người đó đều là người thân của ông.

 

Cho nên đối với ông mà nói bất kể chân tướng thế nào đều có kết quả giống nhau.

 

Cho nên ông tình nguyện không tra ra chân tướng, tình nguyện để cho chuyện này chìm xuống như vậy.

 

Nhưng hôm nay ông có truy cầu cao hơn cũng không đặt những chuyện này trong lòng vì vậy có thể buông tay để cho họ đi điều tra chân tướng năm đó.

 

lust@veland
Chương trước Chương tiếp theo
Bình Luận (0 Bình Luận)