TÌM NHANH
[VTĐD] HỌA TIÊN
View: 1.267
Chương trước Chương tiếp theo
Bức họa thứ hai: Họa tiên (một)
Upload by Thơm Ngon Mọng Nước
Upload by Thơm Ngon Mọng Nước
Upload by Thơm Ngon Mọng Nước
Upload by Thơm Ngon Mọng Nước
Upload by Thơm Ngon Mọng Nước
Upload by Thơm Ngon Mọng Nước
Upload by Thơm Ngon Mọng Nước
Upload by Thơm Ngon Mọng Nước
Upload by Thơm Ngon Mọng Nước
Upload by Thơm Ngon Mọng Nước
Upload by Thơm Ngon Mọng Nước
Upload by Thơm Ngon Mọng Nước
Upload by Thơm Ngon Mọng Nước
Upload by Thơm Ngon Mọng Nước

 

Bức họa thứ hai: Họa tiên (một)

 

Edit: Ballantine’s.

 

Bản chuyển ngữ bạn đang đọc thuộc về Lustaveland.com. Nếu bạn đọc ở trang khác chứng tỏ đó là trang copy không có sự đồng ý của lustaveland. Bản copy sẽ không đầy đủ. Mong bạn hãy đọc ở trang chính chủ để đọc được bản đầy đủ nhất cũng như ủng hộ nhóm dịch có động lực hoàn nhiều bộ hơn nhé.

Tháng Hai, năm Khai Nguyên* thứ hai mươi hai, Bùi Hi Lam nằm mơ một giấc mơ về thần tiên, trong mơ, nàng biến thành một tiên tử giống như hàn mai, yêu một tiên tôn ngọc thụ lâm phong, những thần tiên này đều có danh hiệu cụ thể, rất tự nhiên. Sự đau khổ trong mơ nàng không thể hiểu được, sự bất đắc dĩ của người trong mộng nàng cũng không cảm nhận được, chỉ biết là nơi đó có hàng ngàn ngọn núi cao và hiểm trở như dao, có hàng vạn vì sao trên thiên không, còn có những nhân vật nam nữ chính thể hiện nội dung cốt truyện, các loại tình xuân đắm đuối say mê.

 

*Khai Nguyên: niên hiệu của vua Đường Huyền Tông tức vua là Lý Long Cơ từ năm 713 đến 741.

 

Bùi Hi Lam không định chia sẻ giấc mơ này với bất cứ ai, dù sao thì từ nhỏ nàng đã là một đứa bé rất có chủ kiến lại rất khôn ngoan. Có chủ kiến là chỉ nàng có lối suy nghĩ rất nhanh nhẹn, rõ ràng, ý chí kiên định, ví dụ như nếu muốn ngủ nàng sẽ ngủ thẳng tới buổi trưa, cho dù người khác đánh giá như thế nào nàng cũng chẳng hề dao động mảy may. Khôn ngoan là để đạt được chủ kiến của mình, nàng tuyệt đối sẽ không làm những chuyện ngốc nghếch để phá hỏng những chủ kiến đó, ví dụ như nàng biết nếu như nói cho người nhà biết về giấc mơ này, đương nhiên bọn họ sẽ nói là Lam nhi ngoan ơi, mau mau vẽ giấc mộng này ra đi. Chờ đến khi nàng vẽ xong, những thẩm thẩm, mợ mợ này đương nhiên sẽ nựng khuôn mặt non nớt của nàng, dùng cái miệng giống như cây xanh bị hạn gặp mưa rào mà nói, Lam nhi ngoan ngoãn thật sự là bảo bối của nhà chúng ta, xưa có Tào Xung, nay có Lam nhi, con thông minh đáng yêu như vậy, chúng ta phải làm sao cho phải đây, mau đến đây, đây là kẹo cho con. Bùi Hi Lam cho rằng, mỗi khi phụ thân gọi Vượng Tài nằm xuống bắt tay cũng thường thưởng cho nó cục xương, cơ bản là cùng nguyên lý với chuyện này. Là một đứa bé trưởng thành, đa mưu túc trí, nàng quyết sẽ không bầu bạn với những người lớn ngu xuẩn này.

 

*Tào Xung (196-208): Con trai Tào Tháo, được mệnh danh là thần đồng từ nhỏ, Tào Xung chết khi còn rất trẻ.

 

Đứa bé tên Hi Lam này là thần đồng tám tuổi. Được xưng là thần đồng, thật sự ra là kết quả của việc giáo dục đau xót, khắc nghiệt của Đại Đường. Bởi vì mẫu thân nàng họ Dương, là Dương trong Dương của vương triều Tùy(1), cũng là họ ban đầu của tổ mẫu Võ Tắc Thiên của đương kim thiên tử. Những nữ tử của Hoằng Nông Dương thị (2) từ trong xương cốt đều có một loại mạnh mẽ, kiên cường, chuyện này được chứng minh thực tế trong phong cách giáo dục của mẫu thân nàng. Khi mẫu thân nàng mang thai thì nằm mơ một giấc mơ, trong mơ có thần tiên nói với bà là con gái của bà tên là Hi Lam. Tên của nàng được xác định một cách qua loa như vậy. Sau khi thêm họ vào, cái tên này lại càng chuẩn mực hơn: phụ diễn tệ, diễn phụ tệ, kịch phối tệ, vở kịch tệ (3), dù tổ hợp sắp xếp như thế nào, cũng không sai ngữ pháp.

 

(1)Nhà Tùy trước thời nhà Đường. Nhà Tùy do Tùy Văn Đế Dương Kiên thành lập vào năm 581, kết thúc vào năm 619 khi Dương Đồng nhường ngôi cho Vương Thế Sung.

(2)Hoằng Nông Dương thị (弘農楊氏), một gia tộc mà hoàng tộc nhà Tùy nhận là tổ tiên, xuất phát từ Hoa Âm (nay là khu vực Hoa Âm, Thiểm Tây) đồng thời cũng là mẫu tộc của Võ Tắc Thiên.

(3)Tên nữ chính là Bùi Hi Lam (裴羲岚), tác giả dùng từ đồng âm với Bùi Hi Lam là ba từ (配 - 戏 - 烂), tổ hợp bốn câu trên là cách sắp xếp từ khác nhau của ba từ đồng âm đó. Trình độ mình có hạn  nên ai có cách chuyển ngữ nào ổn hơn thì góp ý giúp mình nha.

 

Mẫu thân của nàng lại mời tiên sinh đoán mệnh đến xem đứa bé này có tiên duyên hay không, tiên sinh đoán bệnh bói một quẻ nói, đứa bé này là Văn Trí tiên nữ hạ phàm, cần phải khổ luyện chuyên cần, sau này sẽ đạt được thành công. Vì vậy, ngay từ khi còn bé, Hi Lam đã bị ép học hết cả thơ, cả họa, bởi vậy mà nàng cũng đạt được trình độ nhất định. Đến khi hiểu chuyện, nàng lại lật giở kinh, tử, sử, tập* nhiều lần, nói với mẫu thân, con không tìm được bất cứ ghi chép gì về Văn Trí tiên nữ, không biết vị tiên nữ này rốt cuộc xuất xứ ở đâu cơ chứ. Mẫu thân nàng cho rằng tiên sinh đoán mệnh đã tiết lộ thiên cơ cho họ, những sách vở bình thường làm sao có thể ghi lại được.

*Kinh: Bao gồm những sách vở chính của Nho giáo: Tứ thư, Ngũ kinh, Châu Dịch, Lễ Ký...

Tử: Bao gồm những tác phẩm của các triết gia và các học phái khác, Đạo giáo, Phật giáo, gồm các loại: Nho gia, Binh gia, Pháp gia, Nông gia... Cửu Chương Toán Thuật, Tôn Tử Toán Kinh, Đại Tướng Quân Binh Pháp, Huyền Nữ Chiến Kinh...

Sử : Bao gồm cách sách chép về lịch sử và các thư tịch ghi chép về điển chương, quy chế, quy định về quan chức của các vương triều: Chiến Quốc Sách, Sử Ký, Hán Thư, Đông Quán Hán Ký, Tam Quốc Chí...

Tập : Bao gồm các tác phẩm tản văn, biền văn, thơ, từ, tán khúc, bình luận, ca khúc ... như Sở Từ, Biệt Tập, Thi Văn Bình, Thi Từ…

Bản chuyển ngữ bạn đang đọc thuộc về Lustaveland.com. Nếu bạn đọc ở trang khác chứng tỏ đó là trang copy không có sự đồng ý của lustaveland. Bản copy sẽ không đầy đủ. Mong bạn hãy đọc ở trang chính chủ để đọc được bản đầy đủ nhất cũng như ủng hộ nhóm dịch có động lực hoàn nhiều bộ hơn nhé.

 

Bùi Hi Lam không thích tiên sinh đoán mệnh cho lắm, bởi vì so với việc ngâm thơ vẽ tranh thì nàng thích chơi đùa hơn. Nhưng dù sao nghĩ đến Việt Vương Câu Tiễn, đại trượng phu còn co được giãn được, huống chi là một cô bé con như nàng. Nàng nằm gai nếm mật, cuối cùng cũng chờ được đến ngày thứ tư của năm mới năm nay, nàng được vào cung cùng với thúc thúc, khi nhìn thấy hoàng tử vừa gặp mặt bọn nàng thì đỏ mặt, nàng quyết đoán ném một cái pháo trúc vào mông hắn, qua hết ngày đầu tiên, ngay ngày thứ hai nàng bị đưa đến nhà của tam cữu ở Lạc Dương để đóng cửa suy ngẫm. Từ đó về sau, nàng không thèm chạm vào bút nữa, mỗi ngày đều ngủ thắng đến giữa trưa mới dậy, nàng cảm thấy trong bụng mình có đầy mưu kế, am hiểu dùng binh, công lao danh vọng tiềm ẩn.

 

Những ngày này, gió xuân thổi khắp Đông Đô, hoa đào đỏ rực, nước mùa xuân xanh rì nổi lên những gợn sóng lăn tăn. Bùi Hi Lam ăn no ngủ đủ, phe phẩy cây quạt, tung tăng bước đến rừng đào trong hậu viện của tam cữu, khi nhìn thấy một đám đồng bọn ở đằng trước thì nàng cất bước nhanh hơn, không cẩn thận giẫm vào một thứ gì đó, xém chút nữa ngã xuống đất. Nàng ngờ ngợ cúi đầu xuống thì phát hiện đó là một cây bút đang cắm trong đám đất bùn. Nàng rút cây bút lên, thấy lông rất tốt, ngòi dài, phần gỗ cứng cáp, nhìn rất cũ nhưng dáng ngòi bút rất đẹp, đang tỏa sáng lấp lánh dưới những cánh hoa đào, tỏa ra quầng sáng thần bí, vừa nhìn đã biết là không phải vật tầm thường. Vì vậy, Bùi Hi Lam mỉm cười ném nó ở bên đường.

 

Nàng bước về phía trước, thấy thiên kim của Trịnh công - Trịnh Huệ đang vẽ tranh cùng với một cô nương khác ở cạnh bàn, có vẻ rất hào hứng. Những cô nương khác ở bên cạnh đều ngại thanh thế của Trịnh gia rất lớn nên người này tâng bốc lại còn cao hơn người kia. Bùi Hi Lam nghiêng người vào xem, thấy Trịnh Huệ đang vẽ một lang quân bạch y rất đẹp thì nhẹ nhàng cười vài tiếng. Trịnh Huệ không vui nói: "Chưa bao giờ được thấy danh tác của bổn tiểu thư à? Cứ cười vậy là sao? Có bản lĩnh thì ngươi cũng vẽ một bức thử coi!"

 

"Vẽ tranh chẳng thú vị gì cả, ta chẳng thèm vẽ đâu, thích vẽ thì ngươi đi mà vẽ."

 

"Ta thấy là ngươi không vẽ được chứ gì."

 

"Không phải là ta không vẽ được, là không muốn vẽ."

 

"Chính là ngươi không vẽ được. Bình thường nghe tam cữu nói ngươi rất có tài viết văn, nhưng đến Lạc Dương này cũng chẳng thấy ngươi viết chút nào, ta nghĩ chỉ là danh hão thôi, đừng làm mất mặt Ngọc Hoàn tỷ tỷ* của ngươi."

 

*Ngọc Hoàn tỷ tỷ, là Dương Ngọc Hoàn, Dương quý phi là một phi tần rất được sủng ái của Đường Huyền Tông Lý Long Cơ. Trong văn hóa Trung Hoa, bà được xếp vào một trong Tứ đại mỹ nhân của lịch sử Trung Quốc, có sắc đẹp được ví là Tu hoa, khiến hoa thu mình lại vì hổ thẹn.

 

"Ngọc Hoàn tỷ tỷ" là biểu tỷ của Bùi Hi Lam, họ Dương, khuê danh là Ngọc Hoàn. Tỷ ấy là con gái của đại cữu của Bùi Hi Lam, nhà ở Xuyên Thục, năm trước do đại cữu qua đời nên cũng đến nhà tam cữu ở nhờ. Hôm hai tỷ muội gặp nhau, khỏi phải nói là sảng khoái đến mức nào. Bùi Hi Lam không quan tâm người khác đối xử với mình như thế nào, nhưng cũng không thể ném thể diện của tỷ tỷ, vì vậy, nàng xòe tay ra với Trịnh Huệ: "Đưa bút đây."

 

Thấy cây bút Trịnh Huệ đưa đến thì Bùi Hi Lam sững người một lát, nàng phát hiện đây là cây bút hỏng suýt nữa khiến nàng ngã. Nếu Trịnh Huệ có thói quen nhặt những đồ hỏng thì nàng cũng không tiện nói nhiều, chấm mực, đặt cổ tay lên trên án phác họa cảnh đẹp, trên trang giấy hiện ra một xe chứa đầy vò rượu, cỏ cây kéo dài mười trượng, tất cả các loại hoa khoe sắc trong rừng mây, hàng ngàn ngọn núi nguy nga sừng sững, cảnh xuân Đông Đô tươi đẹp ngút ngàn. Sau đó, nàng viết một câu dưới góc phải phía dưới của bức tranh:

 

Hoa nở gió về bảy tám dặm,

Năm vò sáu hũ rượu sủi tăm,

Ba bông bốn đóa yên chi nở,

Cảnh xuân yêu kiều đẹp nhất năm.

 

Đến lúc này, đám con nít xung quanh đồng loạt thốt lên "ồ" một tiếng. Trịnh Huệ cũng là con gái nhà quan, tự nhận là dung mạo rất ưu nhã, văn chương phi phàm nhưng cũng không thể vẽ ra một bức tranh như vậy. Nhìn bức tranh của Bùi Hi Lam, nàng ta cảm thấy nó vô cùng ngứa mắt, muốn túm nó xé toạc ra. Nàng ta cười lạnh: "Thì ra, bản lĩnh của ngươi chỉ có thế, mấy cây hoa đào, mấy ngọn núi rách, mấy bình rượu thế thôi?"

 

"Nếu không thì sao?"

 

Trịnh Huệ nhắc đến phong cách vẽ tranh của bản thân mình: "Vẽ phong cảnh thì có gì khó chứ, ngươi có bản lĩnh thì vẽ một lang quân tuấn mỹ như vậy xem, như thế ta mới phục ngươi."

 

"Vẽ thì vẽ, có khó gì chứ."

 

Vẽ tranh không khó, nhưng vẽ làm sao ra được một lang quân tuấn mỹ thì ngược lại lại làm khó Bùi Hi Lam. Đại tướng quân phong thái hiên ngang, thi nhân ung dung nhàn nhã, quý công tử với khuôn mặt như trăng tròn... dường như vẫn còn thiếu chút gì đó. Nàng lẳng lặng một hồi lâu, bỗng nhiên nghĩ đến một người. Nàng múa bút vẽ xuống người cuối cùng được chọn: Gió thổi nhè nhẹ trong rừng Dương xanh thẳm, hoa đào đỏ thắm tung bay, dưới tán cây có một tiên nhân mặc áo bào trắng, áo sam màu tím đang buông mắt đọc sách, tay áo gấm khẽ rủ xuống đất. Trên đầu hoa đào bay đầy trời, trở thành nét chấm phá vô cùng thanh nhã quanh thân hắn.

 

Đúng vậy, đó chính là Thái Vi tiên tôn, người lạnh lùng, phụ lòng người khác trong giấc mộng đêm hôm trước của nàng. Bùi Hi Lam không thích hắn cho lắm, nhưng khách quan mà nói, ngoại hình của hắn vẫn có thể gặp người khác, dựa vào phản ứng của đám nha đầu xung quanh thì có thể nhìn ra được. Các nàng vừa thấy bức họa này thì khuôn mặt non nớt nào cũng thẹn thùng, chết mê chết mệt, không thể rời mắt. Mà lời nói ra giống như bát nước đã hắt đi, sau khi nhìn bức tranh đó một lúc lâu, Trịnh Huệ mới nghẹn ra được một câu: "Vẽ được tiên nhân thì sao chứ? Chẳng lẽ ngươi hi vọng hắn có thể bước ra khỏi bức tranh à?" Dứt lời, nàng ta trừng mắt liếc nhìn các cô nương xung quanh một cái, các cô nương đó cũng rất nhanh nhạy, lập tức mỗi người một câu vừa vỗ tay vừa nói:

 

"Hi Lam, Hi Lam chẳng ai yêu!"

"Gửi tình trong tranh đau khổ nhiều!"

"Giả Minh nhi mơ Hoàng lương mộng*!"

"Mong có chàng bước khỏi tranh yêu!"

 

*Giấc mộng Hoàng lương: "Hoàng lương" có nghĩa là kê vàng.

Ngày xưa có Lư Sinh đi thi không đỗ, vào hàng cơm nghỉ chân. Có một lão già cho mượn một cái gối nằm. Lư Sinh ngủ và chiêm bao thấy đỗ tiến sĩ, làm quan to, vinh hiển hơn 20 năm, gia đình hưng vượng, con cháu đầy đàn. Tỉnh ra mới biết ấy chỉ là một giấc mộng. Nồi kê nhà hàng còn chưa chín. Ý nói giấc mộng đẹp và ngắn ngủi. 

Vì sao tác giả không dùng Sinh nhi hay Lư Sinh mà dùng Minh nhi thì mình chịu.

 

"Ngược lại làm thơ cũng không tệ nhỉ." Bùi Hi Lam nở nụ cười, định buông bút để các nàng ầm ĩ nhưng phát hiện tất cả các cô nương đều không hề nhìn bức tranh mà lại nhìn chằm chằm đằng sau lưng nàng, ai cũng ngạc nhiên há hốc miệng.

 

Nàng ngờ ngợ quay đầu lại, cũng có phản ứng y chang các nàng ấy.

 

Gió xuân mang theo hương hoa Dương khó hiểu, phía sâu trong rừng đào thổi tới một bông hoa tuyết lớn. Chỗ vốn không có hoa đào bỗng nhiên có hoa đào, nơi vốn chẳng có rượu lại có thêm nhiều bình rượu. Những tờ giấy đỏ che trên miệng bình rượu nhưng lại không ngăn được mùi thơm của rượu bay ra. Hương hoa, hương rượu hòa quyện lẫn, lại thêm khói dệt thành vải vân khiến cho người ta cứ ngỡ người trong rừng đào chẳng qua chỉ là ảo ảnh.

 

Vậy mà tiên nhân trong bức tranh lại hiện hình.



 

lust@veland
Chương trước Chương tiếp theo
Bình Luận (0 Bình Luận)