TÌM NHANH
VŨ TRỤ ĐÃ MẤT
Tác giả: Duy Tửu
View: 155
Chương trước Chương tiếp theo
Chương 40
Upload by Windy
Upload by Windy
Upload by Windy
Upload by Windy
Upload by Windy
Upload by Windy
Upload by Windy
Upload by Windy
Upload by Windy
Upload by Windy
Upload by Windy
Upload by Windy
Upload by Windy
Upload by Windy

"Em muốn nghe kể câu chuyện gì trước khi đi ngủ?" Cố Yến Thanh nhẹ nhàng xoa đầu cô.

 

Diệp Hiệu thò tay ra khỏi chăn, cô kéo anh cúi xuống dưới, bàn tay chui vào bên trong tấm áo và lần sờ vào vết sẹo ở sau lưng anh: "Trước đây hình như anh rất ngỗ nghịch?"

 

"Nghịch ra sao?"

Bản chuyển ngữ bạn đang đọc thuộc về Luvevaland. Nếu bạn đọc ở trang khác chứng tỏ đó là trang copy không có sự đồng ý của LuvEva land fanpage. Mong bạn hãy đọc ở trang chính chủ để đọc được bản đầy đủ nhất cũng như ủng hộ nhóm dịch có động lực hoàn nhiều bộ hơn nhé.

 

"Hút thuốc, đánh nhau, kiểu vậy đó." Diệp Hiệu không miêu tả rõ ràng được, nhưng mỗi khi cô nhìn thấy vết sẹo ở đằng sau lưng anh thì luôn có suy nghĩ chắc đó là vết thương do đánh nhau gây nên.

 

Cố Yến Thanh bác bỏ suy đoán đó: "Không hề."

 

Diệp Hiệu cau mày, không nói gì.

 

Dường như cô muốn biết nhưng cũng không muốn biết.

 

Cố Yến Thanh khẽ thở dài một hơi: "Diệp Hiệu, hiện tại em muốn tìm hiểu tôi, đúng chứ?"

 

Bàn tay Diệp Hiệu trượt ra khỏi áo anh, cô không trả lời vấn đề này mà nói: "Nếu anh không muốn kể thì đừng kể, không sao cả. Nếu có liên quan đến quy tắc riêng tư cá nhân thì tôi sẽ không phá vỡ nó."

 

Lại là những nguyên tắc của cô.

 

Bản chuyển ngữ bạn đang đọc thuộc về Luvevaland. Nếu bạn đọc ở trang khác chứng tỏ đó là trang copy không có sự đồng ý của LuvEva land fanpage. Mong bạn hãy đọc ở trang chính chủ để đọc được bản đầy đủ nhất cũng như ủng hộ nhóm dịch có động lực hoàn nhiều bộ hơn nhé.

Cố Yến Thanh nói: "Chẳng có gì mà không thể nói ra."

 

Diệp Hiệu im lặng lắng nghe anh kể lại.

 

Cố Yến Thanh nói: "Năm ngoái tôi phỏng vấn ở miền bắc nước J thì xảy ra vụ nổ, không tránh được."

 

Anh quan sát biểu cảm của Diệp Hiệu, mới nói câu đầu tiên lông mày cô đã nhíu lại, biểu cảm có vẻ nặng nề: "Vụ nổ lớn đến mức nào?"

 

Anh giải thích thêm: “Thương tích của tôi không nghiêm trọng. Ở những khu vực nhạy cảm thường xuyên xảy ra xung đột, cháy nổ, người dân địa phương có kinh nghiệm cứu hộ rất lành nghề, thậm chí còn có xe cứu thương tuần tra khu vực lân cận."

 

Diệp Hiệu không biết ở các nước khác như thế nào nhưng cô biết nước J quanh năm xảy ra xung đột vũ trang. Bản thân cô sinh sống và làm việc ở Trung Quốc nhưng mỗi khi nghe đến bản tin báo về những thương vong đều tê dại hết cả da đầu.

 

Cố Yến Thanh nói anh bị điều động ra nước ngoài hai năm, trừ thời gian nghỉ phép, trên thực tế, có lẽ lần điều động đó kéo dài hơn, và anh còn bị thương.

 

Diệp Hiệu đã suy đoán trước nhưng cô không nghĩ nhiều.

 

Tính đến hiện tại, cô không biết mình nên nói gì, thế nhưng liên quan đến sự sống còn, cô vô thức hỏi một câu: "Anh không sợ sao?"

 

Cố Yến Thanh không trả lời vấn đề này. Phóng viên ở chiến trường không chỉ cần sự chuyên nghiệp mà còn cần có năng lực ứng biến, trách nhiệm và sự can đảm. Đôi lúc tính nguy hiểm càng cao thì khoảng cách đến chân tướng sự thật càng gần.

 

Anh nói với Diệp Hiệu rằng hầu hết thời gian anh không lên chiến trường mà sống và làm việc ở chiến khu, thậm chí anh còn kết bạn với những người dân ở đó, tìm hiểu về ngôn ngữ, phong tục và thưởng thức những món ngon.

 

Tổng thể cũng không quá tệ.

 

Còn vấn đề có sợ hay không, thật ra nó khá phức tạp. Lúc anh lao lên chiến tuyến thu thập tin tức, ngoài cảm giác sợ hãi phải đối diện với cái chết thì càng nhiều hơn là sự sảng khoái, vui sướng khi hoàn thành trọng trách, sứ mệnh được giao phó.

 

Tình hình ở nước J thay đổi bất ngờ, cả nước đều đọ sức với nhau để tranh giành nguồn tài nguyên khiến những người dân phổ thông bình thường như mắc phải một lời nguyền. Những tin tức trọng đại liên tục xuất hiện, làm việc trong hoàn cảnh như vậy đối với một phóng viên mà nói là cơ hội trời ban.

 

Bề ngoài Cố Yến Thanh không quá đô con, trên người anh luôn cho cảm giác nhã nhặn lịch thiệp, cũng có thể đó là khí độ của một người có học thức, thế nhưng anh mang trong mình lòng gan dạ và quả cảm hơn người.

 

Diệp Hiệu rất thích nghe anh kể về những chuyện này. Cô không hề ngắt lời anh, trông có vẻ Diệp Hiệu nghe đến say mê.

 

Vốn Cố Yến Thanh không muốn nhắc gì nhiều đến những tháng ngày đó, thậm chí anh không muốn nhớ lại, thế nhưng Diệp Hiệu muốn nghe thì anh cũng không giấu diếm gì, kể lại cho cô những việc mà anh làm trong hai năm qua.

 

Cô lại hỏi: "Trên chiến trường có nhiều nữ phóng viên không?"

 

Cố Yến Thanh không cảm thấy ngoài dự liệu trước câu hỏi của cô, dường như bất kể chuyện gì cô cũng phải so sánh một chút: "Có chứ, có phóng viên nữ cực kỳ xuất sắc, năng lực làm việc mạnh mẽ nhưng không kém phần tỉ mỉ. Có lúc trong công việc, các cô ấy còn quyết đoán hơn nhiều so với phái nam."

 

Diệp Hiệu đồng tình gật đầu, cô vẫn cảm thấy những lời truyền miệng khen Ngô Diệu vừa có thể lực của đàn ông lại có cả năng lực khai thác thông tin như những nữ đồng nghiệp khác rất chỉ là bịa đặt.

 

Đây là lần đầu tiên Cố Yến Thanh thể hiện dã tâm và khát vọng của mình trước mặt Diệp Hiệu, anh vô thức nói đến khuya.

 

Cố Yến Thanh xoa đầu cô một lần nữa rồi nói: "Ngủ đi, ngày mai em phải dậy lúc sáu rưỡi sáng đấy?"

 

"Ngày mai là cuối tuần." Diệp Hiệu đáp. Ý là cô có thể không cần thiết phải dậy sớm đến thế, tuy nhiên hiện giờ cô rất mệt mỏi, Diệp Hiệu che miệng ngáp một cái.

 

"Lần sau anh vẫn kể chuyện trước khi đi ngủ chứ?"

 

Diệp Hiệu cố nén cơn buồn ngủ, cô cong môi mỉm cười: "Tuyệt lắm."

 

Nói chuyện mở lòng với nhau giúp giảm căng thẳng hơn là giao tiếp bằng hình thức nóng bỏng.

 

"Nhắm mắt lại, tôi tắt đèn." Cố Yến Thanh tắt đèn ngủ ở đầu giường, đây là lần đầu tiên bọn họ chìm vào giấc ngủ yên bình, thật ra rất hòa hợp.

 

Những lần trước, Diệp Hiệu đều mệt mỏi sức cùng lực kiệt, đập đầu xuống gối là mất hết ý thức.

 

"Anh có cảm thấy không cam tâm không?"

 

Diệp Hiệu cảm thấy, nếu đột nhiên bị ép phải bỏ dở công việc thì chắc chắn sẽ không cam lòng.

 

Cố Yến Thanh không có khát vọng mãnh liệt như cô, cách anh biểu đạt càng uyển chuyển hơn. Anh suy tư một lúc rồi lựa lời đáp: "Là vướng bận."

 

Không chỉ vướng bận vì tâm nguyện vẫn còn dang dở mà còn cả tình cảnh nước sôi lửa bỏng ở nơi chốn đó.

 

Nghe anh nói vậy, lần thứ hai trong đêm nay, trái tim Diệp Hiệu nhói lên.

 

"Ừm, tôi ngủ đây." Cô ôm lấy hông Cố Yến Thanh, lặng lẽ ngắm nhìn gương mặt yên tĩnh lúc ngủ của anh. Lông mi Cố Yến Thanh vừa dài vừa thẳng, mũi và cằm đều rất gợi cảm. Anh đúng là một con người đầy mâu thuẫn, trông bề ngoài có vẻ nhàn nhã thong dong nhưng lại đam mê công việc như thế này.

 

Cảm giác đầy sự trái ngược thật sự rất hấp dẫn người khác.

 

Qua một lúc lâu, cô khẽ khàng thầm thì: "Đàn anh à, anh phải kiên định với những gì mà anh tin tưởng."

 

"Được." Anh cười khẽ.

 

*

 

Đồng hồ báo thức dưới gối rung lên, mí mắt Diệp Hiệu hé mở, cô nhận ra hôm nay là cuối tuần, cô không cần phải đày đọa bản thân dậy quá sớm.

 

Diệp Hiệu quay đầu nhìn Cố Yến Thanh nằm bên cạnh, anh vẫn chưa tỉnh, hơn nữa còn ngủ rất say. Cả gương mặt anh vùi vào đối đầu, mái tóc tán loạn che đi lông mày và đôi mắt đẹp đẽ.

 

Diệp Hiệu nghiêng đầu hôn anh hai cái, đầu môi mút lên dàn da anh, tay thì sờ mặt và cổ anh.

 

Không ngoài dự đoán, Cố Yến Thanh bị cô hôn tỉnh ngủ, giọng nói khàn khàn cất lên: "Em muốn làm gì?"

 

Diệp Hiệu dựa vào ngực anh, thản nhiên nói: "Tôi cảm thấy mặc đồ ngủ rất khó chịu, chi bằng không mặc nữa."

 

Cố Yến Thanh chợt mở to mắt, anh nhìn cô chăm chú, ngón tay cái vuốt ve gò má cô rồi đẩy cô ra, bình tĩnh hỏi: "Sao không thoải mái?"

 

Diệp Hiệu đáp: "Áo hay bị cuộn lên trên, cả ống quần cũng thế."

 

Cố Yến Thanh: "..."

 

Diệp Hiệu hơi xốc chăn lên, bày ra cho anh xem: "Tự anh xem đi."

 

Cố Yến Thanh đắp chăn lại. Anh biết cô muốn làm gì. Nhưng nếu để cho cô muốn gì làm nấy thì anh là gì? Một công cụ?

 

"Tôi không cần nhìn. Nếu không muốn mặc đồ ngủ thì em muốn mặc gì?"

 

Diệp Hiệu chân thành nghiêm túc trả lời: "Tôi thích mặc áo phông của anh nhất."

 

Cố Yến Thanh nhắm mắt nằm thẳng cẳng: "Ồ, sao quần áo của tôi thì không bị cuộn nhỉ?"

 

Diệp Hiệu nói: "Không giống."

 

Dứt lời, tay cô trượt xuống vén vạt áo của anh lên, đầu ngón tay tìm đến cơ bụng căng cứng.

 

Không đợi Diệp Hiệu làm vài động tác mờ ám, Cố Yến Thanh đã trực tiếp lôi cô vào trong lòng. Cơ thể anh thật sự có phản ứng, đúng là quá gay go. Anh nói: "Lần sau tôi cởi ra cho em mặc."

 

"..."

 

Người đàn ông đáng ghét này, anh nghiện làm việc đó hoài sao?

 

Chờ Diệp Hiệu ngủ say, Cố Yến Thanh rời giường. Anh ra phòng khách lấy điện thoại di động, phát hiện có hai cuộc gọi nhỡ, người gọi là Cố Hoài Hà.

 

Cố Yến Thanh gọi lại cho ba anh.

 

Cố Hoài Hà nói: "Sao không thấy bóng dáng con đâu, gọi điện thì không nghe máy."

 

Cố Yến Thanh quên bẵng mất sáng nay anh hẹn chơi bóng chuyền với ba anh, anh đáp: "Hôm nay con không qua nữa."

 

Cố Hoài Hà hỏi: "Vì sao?"

 

Cố Yến Thanh: "Con có chút việc phải xử lý."

 

Cố Hoài Hà thở dài, than thở một câu: "Thanh niên các con không biết rèn luyện sức khỏe gì cả, không có sức khỏe thì lấy đâu sức để làm việc? May mà ba chưa xuất phát, hẹn con lần sau."

 

"Hẹn ba lần sau."

 

Không biết Cố Hoài Hà có giận không, đây là lần đầu tiên Cố Yến Thanh đột nhiên cho ông ấy leo cây vì anh phải ở cạnh cô gái của anh.

 

Cố Yến Thanh sạc điện cho di động, thấy trước cửa ra vào hơi lộn xộn, giày của Diệp Hiệu đông một chiếc tây một chiếc nằm lăn ra thảm trải sàn, đồ dùng các nhân thì bị vút tán loạn trước cửa.

 

Cố Yến Thanh đi đến nhặt giày của cô xếp gọn vào trong tủ để giày, sau đó anh nhìn thấy trong túi giấy màu trắng có thứ gì đó. Trong đó có một tai nghe điện thoại kiểu mới, một hộp quà màu hồng dành cho phái nữ, dưới sợi dây gói quà có dán một tờ giấy nhỏ ấm áp ghi: Giáng sinh vui vẻ.

 

Cố Yến Thanh không cố ý xâm phạm sự riêng tư của Diệp Hiệu, anh nhìn thoáng qua rồi đặt gọn túi giấy mua sắm cùng túi của cô sang một bên.

 

Cố Yến Thanh không muốn vô duyên vô cớ rước bực vào người, nhưng anh biết rất rõ Diệp Hiệu không hề thích cũng như để tâm đến những món đồ nữ tính, càng không có hứng thú gì với sản phẩm công nghệ cao.

 

Cô sẽ không lãng phí tiền bạc của mình vào những thứ này.

 

Sau khi dọn dẹp xong, anh đi rửa mặt rồi làm bữa sáng.

 

Không lâu sau, Diệp Hiệu cũng thức dậy. Cô mè nheo trong phòng một lúc rồi mới mặc quần áo đoàng hoàng đi ra ngoài. Cô không mặc đồ ngủ nhưng rất thích mặc áo phông của Cố Yến Thanh với mục đích quyến rũ anh.

 

Cô biết bản thân rất xinh đẹp.

 

Cố Yến Thanh thầm mỉm cười, anh không vạch trần trò vặt của cô mà vẫy tay về phía cô: "Qua đây ăn chút gì đi."

 

Diệp Hiệu nhanh chóng bước lại gần, bưng cháo yến mạch trên bàn lên.

 

Hai người im lặng ăn sáng, Cố Yến Thanh đi đến cạnh giá sách rồi lấy món quà đã chuẩn bị trước ra, tặng cho cô: "Tặng em."

 

Diệp Hiệu gác thìa, bên trong gói quà là máy ghi âm, trông có vẻ rất đắt: "Anh không cần phải tốn kém như thế..."

 

Cố Yến Thanh nhớ đến món quà người khác tặng trong túi cô, chút quà này có tính là gì?

 

Anh im lặng, không nhắc nửa chữ đến món quà trong túi, anh nói với Diệp Hiệu: "Đây là món quà đàn anh tặng cho em, muốn làm tốt công việc của mình thì trước tiên phải mài sắc công cụ đã, em cố gắng làm việc nhé."

 

Điều đó mang ý nghĩa khác biệt, Diệp Hiệu nhận món quà này.

 

Thật ra cô cũng có thể tặng quà cho Cố Yến Thanh, thậm chí mua máy ghi âm khác để trao đổi cho nhau, giống như Hạ Đồng và bạn trai cô ấy vậy.

 

Nhưng vì vụ quả kiwi, Diệp Hiệu nhớ đến đêm đó, khi cô nhìn thấy Trình Hạ cầm món đồ bước lại gần và cả cả sự phẫn nộ khi lòng tự trọng bị chà đạp.

 

Cô lập tức bỏ ý định lấy tai nghe tặng anh trong đầu đi.

 

*

 

Sáng ngày thứ hai, Diệp Hiệu tinh thần sáng láng đi làm.

 

Trước tết, chủ đề "Người tìm việc dưới màn đêm" do cô sản xuất đã được tung ra. Trước đó, cô và Ngô Diệu đã tranh cãi nhiều lần, thậm chí cãi đến mức đỏ mặt tía tai.

 

Từ trước đến nay, Diệp Hiệu chưa bao giờ là người thích né tránh xung đột, cô có kinh nghiệm chiến đấu phong phú, cuối cùng kết cục là Ngô Diệu thua cuộc.

 

Người đàn ông đó bất đắc dĩ lắc đầu, nói với Diệp Hiệu: "Nói thật, chờ cô làm việc thêm một thời gian nữa sẽ hiểu rõ, cô hơi ngây thơ."

 

Lợi ích thực tế quan trọng hơn danh dự.

 

Diệp Hiệu rất ghét cái kiểu "cảm giác thỏa hiệp" này, cô nói với Ngô Diệu: "Vậy thì chờ sau này hãy nói tiếp, ít ra hiện tại tôi vẫn có thể giữ vững."

 

Tình trạng của những người lao động ở dưới đáy hiện nay luôn là tâm điểm chú ý của dư luận. Đó là một quần thể rất lớn. Có gần ba trăm triệu lao động nhập cư ở Trung Quốc, với độ tuổi trung bình là trên bốn mươi. Phía sau họ không chỉ là một cá thể mà cả một gia đình.

 

Sau khi vụ việc của dì Vương được đưa tin, các công ty đã sớm gọi điện để hỏi về tình trạng và thông tin liên lạc của bà ấy, đồng thời quan tâm đến việc cung cấp cơ hội việc làm.

 

Cho dù đó chỉ là một mánh lới quảng cáo để kiếm vốn hay một cơ hội quảng bá với chi phí thấp thì nó cũng mang lại lợi ích cho những người lao động như dì Vương.

 

Sau kỳ nghỉ Tết, dì Vương cũng gọi điện cho Diệp Hiệu, bà ấy vui vẻ báo tin vui cho cô, nói rằng hiện bà ấy đã tìm được một công việc bao tiền ăn và chỗ ở, không những tiết kiệm được tiền thuê nhà mà mức lương ổn định hơn là làm công việc bán thời gian.

 

Dì Vương nói: “Phóng viên Diệp, cảm ơn cháu. Dì không ngờ phỏng vấn mang lại nhiều lợi ích như vậy.”

 

Diệp Hiệu ngồi ở bàn làm việc, cong môi mỉm cười nói với bà ấy: "Chúc mừng dì."

 

Dì Vương thở dài: “Nhìn cháu như thế, dì cảm thấy đọc nhiều sách rất có ích, dì phải để con gái dì chăm chỉ học hành. Chỉ cần nó có thể đỗ đại học, mẹ sẽ tiếp tục nuôi nó."

 

Những lời này giống hệt như lời mà Diệp Hải Minh và Đoàn Vân từng nói với cô.

 

Chỉ cần cô chịu phấn đấu, cho dù bọn họ bán mạng làm việc thì cũng sẽ nuôi cô học tiếp.

 


 

lust@veland
Chương trước Chương tiếp theo
Bình Luận (0 Bình Luận)