TÌM NHANH
SỔ TAY NUÔI DƯỠNG KIỀU THÊ
View: 970
Chương trước Chương tiếp theo
Chương 56
Upload by Creed
Upload by Creed
Upload by Creed
Upload by Creed
Upload by Creed
Upload by Creed
Upload by Creed
Upload by Creed
Upload by Creed
Upload by Creed
Upload by Creed
Upload by Creed
Upload by Creed
Upload by Creed


 

Chương 56 

 

Lời này của Ký Hành Châm quá mức đột ngột trong nhất thời A Âm không nghe rõ, ngạc nhiên hỏi: "Chờ cái gì thật lâu?"

 

Bản chuyển ngữ bạn đang đọc thuộc về Lustaveland.com. Nếu bạn đọc ở trang khác chứng tỏ đó là trang copy không có sự đồng ý của lustaveland. Bản copy sẽ không đầy đủ. Mong bạn hãy đọc ở trang chính chủ để đọc được bản đầy đủ nhất cũng như ủng hộ nhóm dịch có động lực hoàn nhiều bộ hơn nhé.

Ký Hành Châm hít sâu một hơi ổn định tâm trạng, cầm sách vở nàng đặt ở trên bàn lên, nhẹ giọng nói: "Đi thôi! Trễ nữa sợ là trước khi trời tối sẽ không thể hồi phủ." Vừa nói đi trước ra cửa phòng.

 

Tránh không trả lời câu hỏi của nàng.

 

Mặc dù trong lòng A Âm nghi ngờ nhưng thấy hắn không muốn nói thì cũng không hỏi nhiều.

 

Bởi vì sắp sửa đến Trung thu nên Du Hoàng hậu cho A Âm mang về phủ nhiều đồ hơn bình thường. Có lễ vật đưa cho các phòng, có dược liệu và thuốc bổ cho lão thái gia và lão phu nhân dùng để bồi dưỡng thân thể, còn có y phục và vài món đồ chơi cho bọn nhỏ. 

 

Đầy sáu cái rương A Âm không biết phải mang đi thế nào. Xe ngựa của nàng nhỏ nhắn tinh tế không chở được nhiều đồ như vậy.

 

Ký Hành Châm kêu thêm một chiếc xe ngựa khác tới đặt hết những cái rương vào xe ngựa đó còn dặn dò Thường Thư Bạch với Từ Lập Diễn phải đưa A Âm về phủ an toàn.

 

Thường Thư Bạch dĩ nhiên đồng ý.

 

Còn Từ Lập Diễn thì từ trước khi lên ngựa đã giống như mang tâm sự nặng nề, vẫn luôn trầm tư suy nghĩ chưa từng nói chuyện với ai. Giờ phút này hắn như có lời muốn nói với Ký Hành Châm nhưng muốn nói lại thôi hồi lâu, cuối cùng không nói gì cả chỉ đồng ý với việc này.

Bản chuyển ngữ bạn đang đọc thuộc về Lustaveland.com. Nếu bạn đọc ở trang khác chứng tỏ đó là trang copy không có sự đồng ý của lustaveland. Bản copy sẽ không đầy đủ. Mong bạn hãy đọc ở trang chính chủ để đọc được bản đầy đủ nhất cũng như ủng hộ nhóm dịch có động lực hoàn nhiều bộ hơn nhé.

 

Trên đường trở về, A Âm ngồi ở trong xe ngựa. Thường Thư Bạch và Từ Lập Diễn cưỡi ngựa một trái một phải bảo vệ ở hai bên xe ngựa của nàng.

 

Mắt thấy đã đi được một nửa đoạn đường, tận đến lúc gần tới phủ nhà A Âm sau đó thì mỗi người chia ra mỗi ngã rốt cuộc Từ Lập Diễn không nhịn được nữa lên tiếng hỏi Thường Thư Bạch: "Nghe nói gia yến Trung thu lần này bệ hạ còn mời nhà Hồng Đô Vương tới?"

 

"Hình như là vậy." Thường Thư Bạch không nghĩ tới hắn sẽ nhắc tới chuyện này liền nói: "Nhưng mà nghe nói mấy tháng gần đây ở phía nam đang bất ổn, Hồng Đô Vương có chuyện quan trọng không cách nào phân thân ra để tới được. Vậy nên vương phi thế tử và quận chúa sẽ đến. Chỉ là hiện tại vẫn chưa nhận được tin tức họ tới nên cụ thể như thế nào thì ta cũng không rõ."

 

"Vậy sao!" Từ Lập Diễn trầm mặc như có điều suy nghĩ.

 

A Âm nghe đối thoại của bọn họ thì vén một góc rèm xe ló đầu nhòm ra ngoài. Thấy xung quanh không có ai khác chỉ có đoàn người của bọn họ lập tức vén rèm xe rộng thêm chút nữa, ngửa đầu hỏi Thường Thư Bạch: "Tiểu Bạch, Hồng Đô Vương mà các người nói có phải là vị trấn thủ Nam Cương kia không?"

 

"Đúng vậy! Chính là ông ấy!" Thường Thư Bạch đáp.

 

Nghe thấy mình đã đoán đúng trong chốc lát A Âm phấn khích tim đập nhanh và loạn nhịp.

 

Hồng Đô Vương là vị duy nhất ở bổn triều khác họ mà được phong vương. Trước kia tổ tiên từng đi theo tổ tiên của Hoàng thượng giành chính quyền sau đó được phong vương, con cháu hậu bối vẫn luôn trấn thủ Nam Cương. Đến đời này Hồng Đô Vương với Vương phi phu thê tình thâm không thông phòng, thị thiếp. Hai người có một nhi tử và một nữ nhi hiện giờ đã hơn mười tuổi.

 

Du lão thái gia là võ tướng đã từng có quen biết với Hồng Đô Vương. Trong em phủ cũng có đề cập tới Hồng Đô Vương vậy nên con cháu Du gia đều biết chút ít chuyện tình về vị Vương gia này. Nhưng còn Hồng Đô Vương phi thì mọi người không biết nhiều. Nếu lần này Vương phi tới kinh thành tham giagia yến Trung thu thì chắc chắn Du gia sẽ tìm người giao thiệp.

 

"Người Vương Phủ..." A Âm suy nghĩ một chút nói: "Hình như từ nhỏ tới lớn ta chưa từng nhìn thấy vị Vương phi này cũng không biết bà là người như thế nào."

 

"Đừng có nói là muội, ta đây cũng chưa từng gặp." Thường Thư Bạch cười nói: "Không phải là Hồng Đô Vương phi không vào kinh, thỉnh thoảng Vương phi cũng vào kinh một chuyến nhưng rất là khiêm tốn. Chỉ tới bái kiến Hoàng thượng và gặp Hoàng hậu nương nương rồi rời đi, muốn thấy được mặt sợ là khó."

 

Lúc này người sau khi khơi mào câu chuyện vẫn luôn trầm mặc lần nữa lên tiếng: "Ta nghe nói nhiều thế hệ của Hồng Đô Vương Vương Phủ đều có quan hệ thông gia với Ký gia chỉ không biết là lần này vào kinh Vương phủ tính toán mai mối cho thế tử hay là quận chúa?"

 

Hắn không đề cập tới chuyện này thì A Âm với Thường Thư Bạch cũng không nghĩ tới chuyện này.

 

Chuyện Vương phủ kết thân với Ký gia là bắt đầu từ  đời Hồng Đô Vương đầu tiên. Lúc ấy Vương gia cưới thân muội của Hoàng thái tổ rồi sau đó nhiều thế hệ đều có quan hệ thông gia.

 

Hồng Đô Vương phi hiện tại cũng là đường cô của Ký Hành Châm, đường muội của Thịnh Nghiễm Đế. Chỉ là vị này không lớn lên ở kinh thành, sau đó lại gả đi xa vì vậy ở trong kinh có rất ít người biết mặt nàng.

 

Giờ nghe Từ Lập Diễn nói lời này, Thường Thư Bạch suy nghĩ một chút nói: "Cũng có thể là vậy."

 

Thế tử Vương phủ đã mười bảy, quận chúa năm nay vừa mới mười bốn. Hai người đang độ tuổi mai mối rất có thể sẽ kết thân với Ký gia.

 

Từ Lập Diễn siết chặt dây cương trong tay đến mức tay trắng bệch, giọng nói căng thẳng hơn: "Vậy nếu như muốn mai mối cho thế tử thì cũng phải là người dòng chính trong Ký gia?" Dừng một chút nói thêm: "Dù sao thì Vương phi cũng chọn trong họ hàng."

 

"Cũng không nhất định phải vậy." Thường Thư Bạch thuận miệng đáp: "Thế tử Hồng Đô Vương Phủ nghe nói văn võ song toàn là một nhân tài xuất chúng. Trong lúc nam tuần hắn từng ra mắt Bệ hạ một lần, Bệ hạ đối tán thưởng hắn không dứt, theo như ta thấy thì công chúa cũng có thể."

 

Nói vừa xong, Thường Thư Bạch mới phát giác thấy không đúng, quay sang hỏi hắn: "Mà sao ngươi lại hỏi thăm chuyện này tỉ mỉ như vậy?"

 

Từ Lập Diễn hiển nhiên không nghe thấy câu hỏi sau của Thường Thư Bạch. Nửa cúi đầu nhìn mặt đất, thật lâu mới nhẹ nhàng "Ừ" một tiếng cũng không biết một tiếng đáp này là ứng với câu nào.

 

Thường Thư Bạch cũng không để trong lòng.

 

Từ Lập Diễn chính là một hũ nút. Bình thường nói chuyện không nhiều, hỏi hắn mười câu hết chín câu hắn không đáp là chuyện bình thường.

 

A Âm cũng cảm thấy không đúng.

 

Từ Lập Diễn rất ít khi quan tâm tới những chuyện của người khác, còn hôm nay cứ hỏi tới cùng, nhất định là trong đó có một điểm huynh ấy đặc biệt để ý.

 

Nàng lui vào xe ngựa, vén rèm phía bên kia lên, hỏi: "Từ ca ca đang lo lắng chuyện gì sao? Không ngại thì huynh cứ nói với muội để xem thử có thể giúp huynh hay không."

 

Từ Lập Diễn vội nói: "Không có gì! Chỉ là thuận miệng hỏi chút thôi."

 

A Âm thấy hắn không muốn nói cũng không hỏi nhiều.

 

Xe ngựa vừa đến phủ còn chưa kịp xuống xe A Âm đã nghe thấy tiếng kêu la của ca ca truyền ra bên ngoài. Vội vàng để nha hoàn đỡ xuống xe hướng theo tiếng truyền tới cười hỏi: "Ngũ ca, huynh đang làm gì đó? Ở thật xa đã nghe thấy tiếng kêu la của huynh."

 

Du Lâm An nghe thấy muội muội hỏi, cười chạy tới mặt mày hào hứng nói: "Sáng mai phải đi chùa Sơn Minh dâng hương, mẫu thân sai ta sắp xếp đồ trong phủ."

 

Dứt lời mặt mày lạnh lẽo, quay sang hướng gã sai vặt quát lớn: "Cái rương này sao lại để đây? Lệch rồi lệch rồi đặt ngay một chút tránh cho rương sau không bố trí được!"

 

Gã sai vặt nơm nớp lo sợ di chuyển đồ.

 

A Âm nhỏ giọng nói với hắn: "Huynh nhìn huynh đi, hung bạo coi chừng bị truyền ra ngoài mang danh 'Ác bá'."

 

"Sợ cái gì!" Du Lâm An ngẩng cao đầu nói: "Người khác thích nói thế nào thì nói. Người trong nhà biết ta không phải ác bá là được."

 

A Âm cười nói: "Huynh đừng có đẩy qua muội, muội thấy huynh cực kỳ giống ác bá."

 

Du Lâm An ngớ ngẩn một hồi mới phản ứng được A Âm có ý gì. Đang muốn dùng lời lẽ giận dỗi tiểu nha đầu, vừa quay sang thì phát hiện A Âm đã nhấc chân chạy xa.

 

Hắn nghiến răng hô lên: "Có bản lĩnh thì muội đừng chạy" rồi nhanh chân đuổi theo.

 

Hai người ngươi đuổi ta chạy một lúc lâu, trên đường gặp phải Du Thiên Tuyết.

 

Du Thiên Tuyết bật ra tiếng khinh thường, giọng không cao không thấp bật ra một câu: "Vẫn như một nha đầu hoang dã".

 

A Âm không để ý đến, ngược lại chạy sang đường khác.

 

Du Lâm Sâm đang đi tới từ đầu kia thấy muội muội chạy không ngừng nghỉ, cười chặn nàng lại.

 

"Làm cái gì chạy nhanh như vậy?" Du Lâm Sâm lấy lá cây rơi trên đầu A Âm xuống nói: Đâu có ai đuổi theo muội."

 

Vừa dứt câu Du Lâm An chạy tới trong miệng không ngừng hô: "Có bản lĩnh đừng chạy!"

 

A Âm di chuyển thân mình núp sau lưng Du Lâm Sâm chỉ Du Lâm An nói: "Ca ca, ngũ ca ăn hiếp muội!"

 

Du Lâm An giận đến nhe răng trợn mắt, xắn tay áo nói: "Tiểu nha đầu học được cách cắn ngược lại ta sao? Hửm? Nhìn ta không…"

 

Lời còn chưa dứt, ngẩng đầu nhìn thấy sắc mặt u tối của Du Lâm Sâm thì Du Lâm An mới sửa lại khuôn mặt tươi cười, lặng lẽ cười nói: "Ca, huynh xem muội ấy nói đệ giống như ác bá, còn quanh co nên đệ mới..."

 

"Muội ấy nói đệ là ác bá thì đệ dĩ nhiên là ác bá." Du Lâm Sâm thản nhiên trả lời.

 

A Âm núp đằng sau cười ha ha.

 

Du Lâm An giận đến mức giậm chân.

 

Lúc này Trình thị ở bên trong nội thất đi ra từ xa xa đã nhìn thấy mấy đứa con của mình liền kêu bọn họ vào trong. Rồi nhìn thấy Du Thiên Tuyết đứng ở cách đó không xa cũng kêu Du Thiên Tuyết cùng vào.

 

Hiện giờ đã thành thói quen, phàm là lúc A Âm hồi phủ thì mọi người trong Du gia đều sẽ tụ họp lại dùng bữa chung thói quen này đã kéo dài thật nhiều năm.

 

Hai huynh đệ sau khi vào trong thì bị Du Tam lão gia gọi sang bên nói chuyện còn Du Thiên Tuyết thì đi đến chỗ mẫu thân.

 

Bởi vì vừa rồi chạy quá nhanh nên thời điểm A Âm bước vào trong nhà chóp mũi có chút mồ hôi, vẫn còn thở dốc.

 

Trình thị lấy khăn tay ra lau mồ hôi cho nàng: "Nhìn con đi bao nhiêu tuổi rồi còn huyên náo như trẻ nhỏ."

 

Sau khi nói xong thì bà cảm thấy lời này của mình không tốt. Nữ nhi ở trong cung không được tự do tự tại, sau khi về đến phủ hoạt bát một chút thì tốt hơn.

 

Vì vậy Trình thị sửa lời nói: "Thôi! Khó có khi được về nhà một chuyến muốn chơi thế nào thì cứ chơi thế đó đi."

 

A Âm cười ôm cánh tay của mẫu thân lắc qua lắc lại nói: "Vẫn là mẫu thân thương nữ nhi nhất."

 

"Hửm? Chỉ có mẫu thân nha đầu ngươi thương ngươi còn người khác thì không thương sao?"

 

Nghe thấy giọng nói giống như tiếng chuông này, A Âm cười cất giọng đáp: "Tổ phụ đương nhiên là vô cùng yêu thương con."

 

Du lão thái gia từ bên cạnh đi tới, chắp tay sau lưng hừ nói: "Nói vậy còn được, coi như nha đầu ngươi còn có chút lương tâm."

 

A Âm nói nhỏ với mẫu thân đôi câu rồi đi tới trước mặt Du lão thái gia với Du lão phu nhân hành lễ nói: "Lần này nương nương có chuẩn bị một ít thứ, cố ý để con mang về cho tổ phụ với tổ mẫu dược liệu và đồ tẩm bổ."

 

Dứt lời lấy lễ vật mà Du Hoàng hậu gửi liệt kê rõ ràng với hai vị lão nhân.

 

Gả nữ nhi của mình vào cung, hai người vẫn luôn canh cánh trong lòng, thường ngày không thể gặp mặt, có lạnh ấm thế nào cũng không thể nói.

 

Trong lòng Du lão phu nhân nổi lên nhớ thương kéo A Âm tới hỏi kỹ bệnh tình của Du Hoàng hậu.

 

A Âm nói hiện tại bệnh tình của Du Hoàng hậu đã đỡ, lúc nào rảnh rỗi vẫn thường xuyên tản bộ, luôn chú ý rèn luyện thân thể. Nghe vậy Du lão phu nhân mới yên tâm hơn, cầm tay A Âm nói: "Con có thể vào cung chăm sóc cô cô trong lòng ta đây cũng cảm thấy tốt hơn, chỉ là phải chịu thiệt cho con, chỗ đó…"

 

Nói đến đây thì ánh mắt của Du lão phu nhân đã ướt át không chịu được nữa.

 

Du lão thái gia ở bên cạnh nói: "Đang yên lành nói đến chuyện này làm gì."

 

Du lão thái gia thở dài, nói với Du lão phu nhân: "Nói với trẻ nhỏ những chuyện này thì chi bằng ngày mai hãy đến chùa tự cầu phúc."

 

Hôn sự của đại tỷ Du Hàm đã sớm định, đại phu nhân với lão phu nhân cũng không bỏ được nàng, muốn nàng xuất giá trễ một chút nên vẫn giữ nàng lại tới tận bây giờ. Hiện giờ nàng đã tròn mười tám nếu như còn không gả thì không được vì vậy hôn sự đã định vào tháng mười.

 

Mắt thấy còn hai tháng nữa sẽ thành thân đến lúc đó sẽ vì chuyện này mà trở nên bận rộn, vậy nên Du lão phu nhân ra chủ ý chọn ngày A Âm trở về sẽ dẫn theo bọn nhỏ đến chùa dâng hương cầu phúc.

 

Trước đó trong phủ đã thương nghị chuyện này, chỉ có mình A Âm là không rõ ràng chi tiết thôi, Du lão phu nhân liền kêu Trình thị nói rõ chuyện này cho nàng nghe.

 

Sau bữa tối Trình thị còn phải họp mặt với đại phu nhân và nhị phu nhân cùng nhau chuẩn bị đồ để ngày mai xuất hành. A Âm bái biệt ba người rồi về phòng mình trước.

 

Sau khi rửa mặt và thay y phục thì cảm thấy cả người đã sạch sẽ, nhẹ nhàng và khoan khoái hơn nhiều, lúc này nàng mới lấy cái hầu bao nhỏ mà trước đó Ký Hành Châm đã bí mật đưa cho nàng ra.

 

Lúc ấy vội vàng phân phó cung nhân sắp xếp đồ trong rương nên không có thời gian nhìn kỹ. Hơn nữa hắn còn nói nhỏ bên tai nàng là về nhà rồi hãy xem, vậy nên nàng cũng không suy nghĩ nhiều, thuận tay nhét hầu bao vào trong ngực áo.

 

Vừa nãy lúc thay y phục thì nhìn thấy, A Âm đặt tạm nó ở mép giường bây giờ rảnh rỗi mới mở ra xem.

 

Hoàn toàn nằm ngoài dự liệu của nàng, bên trong là một chuỗi vòng tay rất đáng yêu.

 

Nhưng mà vòng tay này hết sức đặc biệt hạt châu không phải là vàng cũng không phải là ngọc.

 

Mà từng viên một đều có màu đỏ của hạt đậu đỏ.

 

Tác giả có lời muốn nói:  

 

A Âm: Hửm? Màu đỏ của đậu? Đậu đỏ? Nhìn qua hình như giống đậu để nấu ăn ~

 

Thái tử: ... Sao nàng cứ nói nó giống hạt đậu đỏ vậy, tại sao nàng không gọi nó là hạt tương tư...Tương tư... (ㄒoㄒ) ~~

 

(*)  Đậu tương tư là lễ vật mang ý nghĩa tình yêu, tình thân đặc sắc của Trung Quốc. Đậu tương tư còn được gọi là “Hồng đậu” dùng làm tín vật tình yêu của những đôi nam nữ. Đặc tính của nó là rắn chắc như kim cương sắc đỏ tươi như huyết không phai, hình dáng tựa trái tim, không bị sâu mọt lại rất cứng không gì sánh bằng, ngụ ý đồng lòng, hoặc tâm với tâm gắn kết, và cũng là vật môi giới tốt nhất giữa bạn bè thân hữu biểu thị sự quyến luyến nhớ nhung. Một số địa phương miền nam Trung Quốc chọn đậu tương tư làm lễ vật đầu tiên, tặng cho trẻ em để biểu thị ý nghĩa bình yên, trừ tà. Những đôi nam nữ thanh niên chưa kết hôn tặng cho nhau đậu tương tư biểu thị sự yêu thương. Những đôi nam nữ đã kết hôn xem đậu tương tư tượng trưng cho thiên trường địa cửu. Người thân tặng cho nhau đậu tương tư biểu hiện sự nhớ nhung. Mỗi khi gặp lễ tình nhân, đậu tương tư càng là một lễ vật quý báu, nó là một sự lựa chọn không thể nào khác ngoài hoa hồng.

 

Trong bài Tương tư, Vương Duy viết rằng:

Hồng đậu sinh nam quốc

Xuân lai phát kỉ chi

Nguyện quân đa thái hiệt

Thử vật tối tương tư

 (Hồng đậu sinh ở nam quốc

Mùa xuân đến mọc ra mấy cành

Xin anh hái cho thật nhiều

Vì hạt đậu đó gợi nhớ đến nhau nhiều nhất)

 Thi nhân mượn hồng đậu ở nam quốc để bộc lộ tình cảm quyến luyến.

Thời Đường rất thường dùng để tượng trưng cho tình yêu hoặc tương tư.

http://3.bp.blogspot.com/-usoNv_U2LqE/UMtUIeS8CuI/AAAAAAAAEns/DX-uHNr_lvo/s200/123.jpg

 

 

lust@veland
Chương trước Chương tiếp theo
Bình Luận (0 Bình Luận)