TÌM NHANH
TA SỐNG LẠI SAU KHI Ở GÓA
View: 1.776
Chương trước Chương tiếp theo
Chương 11
Upload by Phú Quý
Upload by Phú Quý
Upload by Phú Quý
Upload by Phú Quý
Upload by Phú Quý
Upload by Phú Quý
Upload by Phú Quý
Upload by Phú Quý
Upload by Phú Quý
Upload by Phú Quý
Upload by Phú Quý
Upload by Phú Quý
Upload by Phú Quý
Upload by Phú Quý

Do Tôn thị và Trần Đình Giám đoán rằng Công chúa sẽ không tới tham dự bữa tiệc gia đình nhân dịp tết Đoan Ngọ này nên bàn ghế vẫn được bố trí như mọi khi.

Có nghĩa là phu thê Trần Đình Giám, phu thê Trần Đình Thực ngồi song song ở bàn chủ tọa đặt ở hướng bắc, hai bên trái phải bày hai dãy bàn tiệc, Trần Bá Tông, Trần Hiếu Tông, Trần Kính Tông, Trần Kế Tông và thê tử của mỗi người lần lượt ngồi ở hai dãy bàn này, bọn trẻ con được sắp xếp ngồi ở những bàn tiệc nhỏ kê sau lưng cha mẹ mình.

Một khi Hoa Dương đến dự thì nàng mới là người có thân phận cao quý nhất ở đây.

Trần Đình Thực chỉ biết lo lắng suông, may mà đầu óc của Tề thị linh hoạt hơn ông ấy nhiều, bà ta bước tới chào hỏi, nở nụ cười lấy lòng Hoa Dương, sau đó nói với Tôn thị: “Đại tẩu để Công chúa ngồi vào bàn chủ tọa đi, chúng ta đi xuống dưới kia ngồi.”

Tôn thị nhìn về phía trượng phu, Công chúa ngồi ghế chủ tọa thì đúng rồi nhưng còn lão Tứ thì sao? Chẳng lẽ lão Tứ lại cũng ngồi mâm trên so với cha chú và các ca ca hay sao?

Bản chuyển ngữ bạn đang đọc thuộc về Luvevaland. Nếu bạn đọc ở trang khác chứng tỏ đó là trang copy không có sự đồng ý của LuvEva land fanpage. Mong bạn hãy đọc ở trang chính chủ để đọc được bản đầy đủ nhất cũng như ủng hộ nhóm dịch có động lực hoàn nhiều bộ hơn nhé.

Không đợi Trần Đình Giám mở miệng, Hoa Dương chủ động nói: “Ở nhà chỉ xét theo bối phận, ta ngồi cùng với phò mã là được rồi.”

Trần Kính Tông nghe vậy bèn dẫn nàng ngồi vào bàn tiệc ở bên tay trái gần cửa ra vào.

Thấy vậy, Trần Đình Giám cười: “Công chúa không câu nệ tiểu tiết, vậy chúng ta cứ thế ngồi đi.”

Mọi người lại ngồi xuống.

Thế nhưng, sau khi Hoa Dương đến, bầu không khí không thể nào thoải mái như trước, xem chừng sắp tẻ ngắt tới nơi. Uyển Nghi ngoan ngoãn đi lại chỗ Hoa Dương, bàn tay nhỏ trắng trẻo, sạch sẽ cầm một chiếc vòng tay tết bằng dây ngũ sắc: “Tứ thẩm, nhân dịp tết Đoan Ngọ, con có tết một ít dây ngũ sắc, con đã tặng chúng cho tổ mẫu, đường tổ mẫu và mẹ con rồi, con tặng Tứ thẩm sợi này, ngài xem thử xem có thích không?”

Nghe nói, đeo dây ngũ sắc vào dịp tết Đoan Ngọ có thể trừ tà, cầu phúc, gặp được nhiều chuyện tốt lành.

Hồi bảy, tám tuổi, Hoa Dương cũng từng tết thứ này nhưng lớn thêm chút nữa thì không còn thấy hào hứng với chúng nữa.

“Ta thích lắm, Uyển Nghi càng ngày càng khéo tay.”

Mắt Uyển Nghi sáng lên: “Con đeo nó cho Tứ thẩm nhé?”

Hoa Dương cười, đưa tay ra.

Nàng vén nhẹ tay áo lên, để lộ một đoạn cổ tay trắng mịn như tuyết nhưng nhờ để tay bên dưới mặt bàn nên cơ thể cao lớn của Trần Kính Tông có thể che chắn cho nàng.

Bởi vậy, cổ tay đẹp đẽ ấy chỉ có hai thúc cháu Trần Kính Tông nhìn thấy.

Trần Kính Tông không khỏi nhớ tới cảnh tượng hai cổ tay mảnh dẻ của nàng bị hắn nắm chặt bằng một bàn tay, kéo cao lên trên đỉnh đầu trông đầy gợi cảm.

Trên bàn tiệc có để sẵn trà nguội, Trần Kính Tông cầm chén trà lên, ngửa cổ tu ực một ngụm hết sạch cả chén trà.

Hào sảng thì đúng là hào sảng đấy nhưng không phải lúc.

Bản chuyển ngữ bạn đang đọc thuộc về Luvevaland. Nếu bạn đọc ở trang khác chứng tỏ đó là trang copy không có sự đồng ý của LuvEva land fanpage. Mong bạn hãy đọc ở trang chính chủ để đọc được bản đầy đủ nhất cũng như ủng hộ nhóm dịch có động lực hoàn nhiều bộ hơn nhé.

Trần Đình Giám lén trừng mắt nhìn hắn. Có câu, gần mực thì đen, gần đèn thì tỏ. Công chúa cao quý như thế, sao lão Tứ vẫn lỗ mãng như vậy, chẳng lẽ hắn không thấy ngại hay sao?

Tôn thị quay qua cười nói với Tề thị để xoa dịu bầu không khí.

Tam Lang háu ăn lén lút kéo tay áo của mẫu thân. La Ngọc Yến lắc đầu, ra hiệu thằng bé phải nhịn thêm một lúc nữa.

Sau chừng khoảng thời gian một chén trà*, Tôn thị sai đại nha hoàn xuống nhà bếp gọi người mang thức ăn lên.

*Thời gian một chén trà tương đương mười lăm phút.

Bọn nha hoàn nhanh chóng ngay ngắn trật tự bưng mâm lên, mỗi bàn tiệc đều có một đĩa gồm bốn chiếc bánh ú gói lá trúc, một đĩa bánh đậu xanh và bốn món chay.

Bánh ú gói lá trúc vừa mới được vớt ra khỏi nồi đang còn bốc khói trắng. Tiểu nha hoàn thuần thục bóc sẵn lá bánh, sau đó cúi đầu lui ra ngoài.

Trong số bốn chiếc bánh ú này, có một chiếc không có nhân dùng để chấm ăn với đường, một chiếc nhân đậu xanh, một chiếc nhân mứt táo và một chiếc nhân lòng đỏ trứng.

Trần Kính Tông hỏi Hoa Dương: “Nàng ăn loại nào?”

Hoa Dương gắp chiếc bánh ú nhân mứt táo, nói khẽ: “Ta ăn một cái này thôi là đủ rồi.”

Nàng ăn rất thong thả. Trần Kính Tông cố gắng tưởng tượng chiếc bánh ú trong miệng mình là bánh ú nhân thịt, đang nhai trệu trạo đầy nhạt nhẽo thì chợt nghe thấy tiếng nghẹn ngào như thể tiếng gà rừng bỗng nhiên bị bóp cổ, sau đó tắt ngúm.

Hoa Dương và Trần Kính Tông đồng loạt ngẩng đầu lên.

Bên góc bên phải của bàn chủ tọa, Tề thị đang cầm khăn che mặt, thấy mọi người đều nhìn mình chằm chằm, bà ta không buồn giấu giếm nữa, bật khóc thành tiếng.

Trần Đình Thực lấy làm xấu hổ thay thê tử, luống cuống trách mắng: “Đang ăn tết vui vẻ, sao nàng lại khóc?”

Tề thị khóc thút tha thút thít mấy tiếng, vừa cầm khăn lau khóe mắt vừa nghẹn ngào nói: “Thiếp nhớ lão thái thái. Hằng năm tới ngày lễ ngày tết, lão thái thái luôn nhắc mãi chuyện đoàn viên. Năm nay, chẳng dễ gì cả nhà đều tề tựu thì lão thái thái lại không được nhìn thấy.”

Hoa Dương đã để đũa xuống từ lúc nghe thấy tiếng khóc. Lúc này, nàng nhìn về phía cha chồng, thấy cha chồng ngồi lặng yên, cúi đầu, bờ mi dần hoen đỏ.

Không cần biết Tề thị làm vậy có phải là diễn hay không nhưng bà ta nói như vậy, làm gì có người con có hiếu nào có thể chịu đựng nổi?

Hoa Dương từng nghe nói chuyện cha chồng vốn xuất thân từ gia đình nghèo khó, lúc mới vào kinh, chỉ có thể sống ở quan xá đơn sơ gồm hai gian phòng nhỏ, tới khi cha chồng có được chỗ đứng vững chắc ở kinh thành rồi, ông ấy lập tức đón hết mẫu thân, huynh đệ, thê tử, con cái ở quê lên. Thế nhưng, lão thái thái thích cuộc sống tự do ở quê nhà, không thích ứng nổi với cuộc sống ở kinh thành nên cha chồng nàng bắt buộc phải đưa lão thái thái trở về quê.

Kinh thành cách Lăng Châu rất xa. Dù quan ở kinh thành được nghỉ ăn Tết tận một tháng nhưng cha chồng nàng vẫn không kịp về quê ăn Tết, không thể làm tròn chữ hiếu.

Cảm xúc nặng nề lan tỏa ra xung quanh như cơn sóng triều. Tôn thị khóc, đại tẩu Du Tú, tam tẩu La Ngọc Yến cũng đều cầm khăn lên lau nước mắt. Trần Bá Tông, Trần Hiếu Tông cúi thấp đầu, cho dù không khóc thì khóe mắt cũng đỏ hoe.

Hoa Dương đang quan sát mọi người thì chợt nhận ra Trần Kính Tông đưa đũa gắp chiếc bánh ú không nhân, thản nhiên như không hề có chuyện gì xảy ra, chấm bánh vào đường rồi đưa lên miệng, cắn một miếng hết gần một nửa chiếc bánh.

Mặc dù hắn không hề phát ra âm thanh quá to nhưng khi cả nhà đều đang im lặng tưởng nhớ người đã khuất, chỉ có mình hắn có động tác thì sao mọi người có thể không nhận ra được?

Hoa Dương cúi thấp hẳn đầu xuống, lặng lẽ đưa tay trái qua véo đùi Trần Kính Tông một cái.

Trần Kính Tông vốn đang cầm đũa bằng tay phải, sau khi bị nàng véo, hắn đột nhiên để đũa xuống, nhanh tay cho tay xuống dưới gầm bàn, nắm chặt tay Hoa Dương lại trước khi nàng kịp rút về.

Hắn không chỉ cầm đơn thuần mà còn dùng ngón tay cái có lớp kén dày cọ tới cọ lui lòng bàn tay mềm mại của nàng.

Tựa như một tay thợ săn ôm cây đợi thỏ đã lâu, chẳng dễ gì mới tóm được một chiếc chân thỏ, cho dù không ăn thì cũng phải làm chút gì đó cho đỡ thèm.

Hoa Dương: ...

Trước sự chú mục của mọi người, nàng không dám hành động thiếu suy nghĩ nhưng khuôn mặt vẫn dần ửng hồng lên, cảm giác tê dại lan từng đợt từng đợt ra lòng bàn tay.

May mà mọi người đều hiểu nhầm vẻ mặt nàng ngượng ngùng như vậy là do xấu hổ vì phò mã Trần Kính Tông của mình lại là người cháu “bất hiếu” như vậy.

Tề thị biết Trần Kính Tông vẫn luôn là kẻ khác biệt với những người khác trong gia đình chi trưởng khiến mọi người ghét cay ghét đắng. Bà ta vốn đang bực mình vì Trần Kính Tông đạp con trai mình một cú, giờ thấy Trần Kính Tông phạm lỗi lộ liễu như vậy, Tề thị lập tức rơi nước mắt nói: “Kính Tông à, lúc sinh thời, lão thái thái thương cháu nhất, cháu không nhớ bà chút nào sao?”

Trần Kính Tông vuốt ve bàn tay nhỏ nhắn mềm mại của thê tử xinh đẹp, tâm trạng hắn phấn chấn vô cùng, còn cười với cả Tề thị: “Nhớ chứ. Tuy nhiên, nếu như cứ phải khóc mới biểu đạt được nỗi nhớ thì chẳng lẽ lúc mọi người không khóc nghĩa là mọi người không nhớ lão thái thái hay sao?”

Tề thị suýt chết sặc vì câu này!

Thậm chí người kiến thức uyên bác đầy mình như Trần Đình Giám hay Trạng nguyên, Thám hoa như Trần Bá Tông, Trần Hiếu Tông cũng không biết làm sao phản bác lại lời của Trần Kính Tông.

Tôn thị đứng ra hoà giải: “Được rồi, được rồi, đang ngày tết, mọi người tiếp tục ăn đi, lão thái thái rất nhân hậu, chắc chắn bà cũng không muốn nhìn thấy chúng ta không màng tới chuyện cơm nước vì nhớ bà.”

Nhờ có câu này mà mọi người mới lục tục cầm đũa lên.

Trần Kính Tông yên lặng buông tay Hoa Dương ra.

Hoa Dương ngồi lặng lẽ ăn chiếc bánh ú, trong lòng thầm nghĩ, phải nhốt Trần Kính Tông vào phòng nhỏ, khóa mười mấy lớp khóa lại, để xem hắn còn động tay động chân thế nào được nữa.

Buổi gia yến kết thúc, Trần Đình Giám gọi cánh đàn ông rời bàn, nữ quyến vẫn tiếp tục ở lại Đạm Viễn Đường.

Với tính cách kiếp trước của Hoa Dương thì chắc chắn nàng sẽ không ngồi nán lại đây nghe người ta thảo luận chuyện nhà, chuyện cửa. Thế nhưng, hiện tại nàng đang có toan tính khác nên vẫn tươi cười ngồi lại bên cạnh mẹ chồng.

Tôn thị thầm cảm thấy kỳ lạ nhưng không nói gì, bà ấy hỏi Tề thị: “Ta thấy đằng sau chỗ này còn xây ba bức tường, chẳng lẽ nhà mình định xây thêm trạch viện sao?”

Tề thị liếc nhìn Hoa Dương rồi mới trả lời: “Chẳng phải ta từng nói với đại tẩu rồi đó sao, hồi tháng giêng sửa nhà, sợ thiếu gạch nên mua dư, sau đó không tiện trả lại, để nguyên một chỗ thì lãng phí quá nên ta mới dùng số gạch dư ấy để xây mấy bức tường, sau này dùng để làm vườn hoa hay lợp mái lên dựng nhà cho các cháu trưởng thành có chỗ ở thì do đại tẩu và đại ca toàn quyền quyết định.”

La Ngọc Yến nhìn về phía Hoa Dương. Những nơi khác của Trần trạch không tu sửa lại là bao, chỉ có Tứ Nghi Đường là mới xây.

Hoa Dương thong thả uống trà. Nàng ngàn dặm xa xôi đến đây để tang cho lão thái thái, Trần trạch lại nhỏ, không xây nơi ở mới cho nàng, chẳng lẽ lại định bắt phu thê nàng ở chung một viện với ca ca và tẩu tử hay sao?

Có điều, việc này được giao cả cho phu thê Trần Đình Thực và Tề thị chịu trách nhiệm. Kiếp trước, đôi phu thê này to gan đến mức dám nhận một trăm hai mươi nghìn lượng bạc trắng do nhà giàu và quan viên địa phương hiếu kính. Lần này, cha chồng nàng gửi bạc về cho bọn họ, không đời nào có chuyện Tề thị lại tiêu toàn bộ số bạc ấy để xây Tứ Nghi Đường và lo chuyện tang sự cho lão thái thái. Chắc chắn kiểu gì bà ta cũng sẽ trà trộn thêm hàng kém chất lượng vào, làm giả sổ sách giấy tờ để tư túi cho mình.

Tề thị...

Hoa Dương lại nhìn về phía người đàn bà đẹp đẽ ăn mặc giản dị ngồi đoan trang bên cạnh mẹ chồng nàng một lần nữa.

Tề thị có linh cảm mình đang bị ai đó nhìn nhưng khi quay qua nhìn lại thì chỉ thấy Công chúa đẹp như tiên nữ đang khoan thai thưởng thức chén trà, khuôn mặt nàng trắng trẻo mịn màng không tì vết. Tề thị tự kiêu cho rằng mình là người đẹp nhất ở trấn này nhưng tới khi gặp được Công chúa rồi, bà ta mới biết thế nào là ếch ngồi đáy giếng.

Tuy vậy, nghĩ đến chuyện một mỹ nhân cao quý như thế lại rơi vào tay đứa cháu nội cẩu thả Trần Kính Tông, đêm đến cũng phải hầu hạ một người đàn ông tục tằn giống như đám dân phụ các bà, Tề thị lại cảm thấy dễ chịu, bà ta thầm nghĩ, dù có là cành vàng lá ngọc trong cung thì cũng không khác mình là bao.

Tôn thị tiếp tục câu chuyện: “Bọn Đại Lang vẫn còn nhỏ, không vội xây thêm nhà mới. Lão gia muốn tạm thời chia khu đất ấy thành hai khu vườn bên đông và bên tây. Tây Viên thì để cho nữ quyến chúng ta trồng hoa còn Đông Viên thì để cánh đàn ông trồng rau, đích thân nếm trải nỗi khổ cực lo chuyện đồng áng của bách tính, sau này làm quan mới không phút giây nào quên suy nghĩ cho muôn dân.”

Cách diễn đạt này nghe thật êm tai, thực ra chẳng qua là vẽ việc ra cho người nhà làm để giết thời gian, tránh rảnh phát ốm ra mà thôi.

Hoa Dương cổ vũ mẹ chồng: “Trong lòng phụ thân luôn đau đáu lo cho bách tính, chẳng trách lại rất được phụ hoàng nể trọng.”

Nhận được sự ủng hộ của Hoa Dương, chuyện này coi như đã được ấn định.

Lúc Hoa Dương trở về Tứ Nghi Đường, Trần Kính Tông vẫn chưa về.

Nàng cởi giày, cựa mình chọn một tư thế thoải mái để nằm trên trường kỷ.

Bầu trời bên ngoài cửa sổ xanh thăm thẳm, những chiếc lá nhỏ xinh của cây du căng tràn nhựa sống, xanh biếc như vừa được gột rửa.

Thời tiết hơi nóng, Hoa Dương vừa phe phẩy cây quạt tròn vừa nghĩ đến những gì mình nhìn thấy sáng nay, nhất là đôi phu thê Trần Đình Thực và Tề thị.

Kiếp trước, trong thánh chỉ giáng tội cho Trần gia của đệ đệ nàng có liệt kê bảy tội của cha chồng nàng. Một trong bảy tội ấy chính là tham ô, nhận hối lộ.

Hoa Dương đã xem hồ sơ điều tra vụ án này của Cẩm Y Vệ. Về việc cha chồng nàng tham ô nhận hối lộ, Cẩm Y Vệ chỉ tìm ra được hơn ba mươi nghìn lượng bạc trắng ở Trần trạch tại kinh thành. Sổ sách thu chi của Trần gia có ghi chép rõ ràng, mấy chục nghìn lượng bạc này đều là bạc do phụ hoàng ban thưởng, khoản nào khoản nấy đều có thể đối soát được. Thế nhưng, ở tổ trạch của Trần gia tại Lăng Châu, Cẩm Y Vệ lại tìm ra được một trăm hai mươi nghìn lượng bạc trắng và quan trọng nhất là một quyển sổ ghi chép bí mật.

Trong quyển sổ này có ghi rõ ràng từng khoản mà quan viên địa phương cũng như các gia đình giàu có đã hiếu kính cho tổ trạch trong suốt mấy chục năm cha chồng nàng làm quan.

Triều đình quy kết khoản hối lộ này là tội của cha chồng nàng.

Tuy nhiên, người nào sáng suốt đều có thể nhìn ra, một trăm hai mươi nghìn lượng bạc đó là phu thê Trần Đình Thực và Tề thị lén nhận trộm sau lưng cha chồng nàng đang ở tít tận kinh thành xa xôi. Bởi vậy nên, toàn bộ số bạc này mới được đôi phu thê này cất giấu ở Đông viện, sổ sách còn được giấu trong rương của hồi môn của Tề thị!

Kiếp trước, khi ở Lăng Châu, trong lòng Hoa Dương hết sức khó chịu nên nàng dành phần lớn thời gian ở trong Tứ Nghi Đường, không có hứng thú tìm hiểu bất kỳ chuyện gì xảy ra ở Trần trạch, lại càng không coi hai kẻ tiểu dân sống ở trấn như Trần Đình Thực và Tề thị ra gì. Sau khi sống lại, Hoa Dương canh cánh tội danh “tham ô nhận hối lộ” của Trần gia nên cố ý bảo Trân Nhi, Châu Nhi đi nghe ngóng cẩn thận tính cách, lối sống của gia đình năm người ở Đông viện.

Nói một cách dễ nghe thì Trần Đình Thực là người thật thà, chất phác nhưng nếu nói khó nghe thì ông ấy là kẻ nhu nhược, vô dụng, không thể quyết định được bất kỳ công to việc nhỏ gì trong nhà.

Tề thị tháo vát, giỏi giang, kiểm soát toàn bộ Trần gia, có tiếng nói quyết định trong gia đình.

Trần Kế Tông là người con trai duy nhất của đôi phu thê này, thân phụ nhu nhược không dạy nổi hắn ta, Tề thị có thể dạy được nhưng bà ta lại dung túng thói kiêu ngạo của Trần Kế Tông, để đến nỗi hắn ta trở thành kẻ ngang ngược, càn rỡ nhất ở trấn Thạch Kiều.

Còn thê tử và nhi tử của Trần Kế Tông thì một người nghe lời Tề thị tuyệt đối, người kia chỉ là một đứa trẻ miệng còn hôi sữa, không cần phải để ý tới bọn họ làm gì.

Hoa Dương phỏng đoán rằng, số bạc một trăm hai mươi nghìn lượng đó là do Tề thị chủ mưu, Trần Đình Thực không có lá gan để tham ô như vậy.

Dã tâm của Tề thị bộc lộ rõ ở rất nhiều phương diện. Trước khi cha chồng nàng dẫn cả nhà về quê, đại quản sự của tổ trạch chính là biểu ca của Tề thị!

Đột nhiên, một bàn tay to rộng áp lên chân nàng.

Hoa Dương giật nảy mình, bất giác vỗ cây quạt đang cầm trên tay về phía đó.

“Phạch” một tiếng, mặt quạt đập trúng vào tay Trần Kính Tông.

Thấy người sờ mình là hắn, Hoa Dương chống cao người lên, hậm hực đạp Trần Kính Tông.

Trần Kính Tông bắt được cổ chân nàng dễ như trở bàn tay, thấy Hoa Dương nổi cáu ra mặt, hắn bật cười, đưa mắt nhìn xuống phía dưới.

Hoa Dương mặc váy, hắn lại đang giữ chặt một chân của nàng, nghĩ là biết ngay hắn nhìn thấy cảnh gì.

Nàng vội vàng che váy lại!

Trần Kính Tông đè chân nàng xuống, vuốt ve nhẹ nhàng, vừa sàm sỡ nàng vừa quay qua chất vấn ngược lại: “Sao sáng nay đang ăn tiệc, nàng lại đột nhiên sờ đùi ta?”

Hoa Dương: ...

Sao hắn vẫn còn mặt mũi nào hỏi câu đó chứ!

“Ta làm vậy mà gọi là sờ sao? Mọi người đều đang im lặng tưởng nhớ lão thái thái, chàng chẳng buồn giả vờ lấy một chút nên ta mới cấu chàng để nhắc.”

Trần Kính Tông tỏ ra hết sức bất ngờ: “Cấu? Được thôi, lỗi là do ta da dày thịt béo, ta còn tưởng là nàng thèm khát ta.”

Hoa Dương: ...

Trần Kính Tông buông cổ chân của nàng ra, ngồi xuống ngay bên cạnh, nhìn nàng với vẻ nghiền ngẫm: “Nàng đang nghĩ gì vậy? Trước đây, hễ ta bước vào phòng là nàng đã đề phòng ta như đề phòng sói rồi.”

Vừa rồi hắn vào nhà lại nhìn thấy bóng lưng uyển chuyển của nàng đang nằm trên trường kỷ, khoan thai, gợi cảm.

Hoa Dương không để ý tới những lời lẽ thiếu đứng đắn của hắn, nàng giấu chân vào sau làn váy, phe phẩy cây quạt, khẽ nói: “Có phải nhân duyên của chàng quá tệ không? Phụ thân không thích chàng, dường như Nhị thẩm cũng bất mãn gì đó với chàng. Chuyện sáng nay, nếu như không nhờ da mặt của chàng dày, nếu là người khác thì e là đã phải quỳ xuống sám hối rồi.”

Trần Kính Tông nhìn khuôn mặt lấp ló sau chiếc quạt của nàng, ngạc nhiên hỏi: “Nàng quan tâm chuyện nhà của chúng ta như vậy từ bao giờ thế?”

Công chúa kiêu kỳ chưa từng nhắc tới chuyện thị phi của gia đình.

Hoa Dương khẽ nói: “Ai bảo ta lấy chàng, ta phải đề phòng người khác ghét chàng nên giận cá chém thớt trút giận sang ta chứ.”

Trần Kính Tông: “Nàng cứ yên tâm, những người kia có ăn gan hùm mật báo cũng không dám trêu chọc cành vàng lá ngọc trong cung đâu.”

Hoa Dương để quạt xuống, sốt ruột hỏi: “Chàng nói cho ta nghe xem nào, rốt cuộc quan hệ của chàng với Tề thị ra sao?”

Trần Kính Tông: “Chẳng ra sao cả, ta là kẻ bị mọi người ghét, đến chó cũng chẳng thèm chơi với ta nên ta chẳng thân thiết với ai hết.”

Hoa Dương cười, hắn đúng là tự biết mình biết ta.

Thế nhưng, chuyện Trần Kính Tông không kính trọng người thím Tề thị này lại là một tin tức tốt lành với nàng, như vậy thì sau này nàng cũng tiện bề hành sự.

Lý do vì sao đệ đệ lại hận cha chồng nàng như vậy thì sau này về kinh nàng sẽ chú ý quan sát cẩn thận, sau đó nghĩ cách hòa giải.

Còn trước hết, nàng nhất định phải diệt trừ tận gốc mầm mống tai họa ở tổ trạch của Trần gia. Chỉ cần không thể tìm ra được chứng cứ chứng minh những “tội danh” kia của cha chồng nàng thì sau này, cho dù đệ đệ có muốn xóa sổ Trần gia nhưng không có chứng cứ phạm tội then chốt thì cùng lắm cũng chỉ có thể tước chức quan của nhóm Trần Bá Tông mà thôi, không nghiêm trọng đến mức bị đày đi sung quân ở biên ải.


 

lust@veland
Chương trước Chương tiếp theo
Bình Luận (0 Bình Luận)